Bản án hình sự phúc thẩm của tòa án bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì Viện kiểm sát cấp nào phải theo dõi kết quả xét xử?
- Bản án hình sự phúc thẩm của tòa án bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì Viện kiểm sát cấp nào phải theo dõi kết quả xét xử?
- Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự phúc thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án được thực hiện trong thời hạn bao lâu?
- Bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ nào?
Bản án hình sự phúc thẩm của tòa án bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì Viện kiểm sát cấp nào phải theo dõi kết quả xét xử?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Theo dõi kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Đối với bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cùng cấp bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm phải theo dõi kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm; trường hợp không nhất trí với quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
2. Đối với bản án, quyết định phúc thẩm bị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy để xét xử lại ở cấp phúc thẩm, Viện kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm phải phân công Kiểm sát viên kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có trong hồ sơ vụ án để phục vụ việc tham gia phiên tòa xét xử phúc thẩm lại vụ án.
Theo đó, bản án hình sự phúc thẩm của tòa án bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì Viện kiểm sát cùng cấp đã thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm phải theo dõi kết quả xét xử tái thẩm.
Bản án hình sự phúc thẩm bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm (Hình từ Internet)
Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự phúc thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án được thực hiện trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 401 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.
2. Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Theo đó, kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hình sự phúc thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
Bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 398 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ:
1. Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;
2. Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;
3. Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
4. Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.
Theo đó, bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau:
- Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;
- Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;
- Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
- Những tình tiết khác làm cho bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?