Bán 20 lít thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm thì tổ chức bị phạt bao nhiêu tiền?
- Bán 20 lít thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm thì bị tổ chức phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức bán 20 lít thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm là bao lâu?
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng gồm những chất nào?
Bán 20 lít thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm thì bị tổ chức phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức bán 20 lít thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm được quy định tại điểm b khoản 6, điểm a khoản 9, điểm b khoản 10 Điều 25 Nghị định 31/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 04/2020/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
...
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng có trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 20 kilôgam (hoặc 20 lít) đến dưới 30 kilôgam (hoặc 30 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
...
9. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5 và điểm b, điểm c khoản 6 Điều này.
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 7 và khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thu hồi, trả lại nhà sản xuất hoặc nhà phân phối để tiêu hủy hoặc tái chế thuốc còn có khả năng tái chế đối với thuốc hết hạn sử dụng, thuốc không đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng quy định tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a khoản 5, điểm a khoản 6 và điểm a khoản 7 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2; điểm b, c, g khoản 3; điểm b, c khoản 4; điểm b, c khoản 5; điểm b, c khoản 6; điểm b, c khoản 7 và khoản 8 Điều này.
Theo quy định trên, tổ chức bán 20 lít thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng (tổ chức bị phạt gấp 02 lần cá nhân theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 31/2016/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, tổ chức vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật từ 01 tháng đến 03 tháng. Và bị buộc tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam này.
Thuốc bảo vệ thực vật (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức bán 20 lít thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 31/2016/NĐ-CP thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật là một năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, thực vật, sản phẩm thực vật thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
Do đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức bán 20 lít thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm là 02 năm.
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng gồm những chất nào?
Những chất trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT như sau:
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, gồm:
a) Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 23 hoạt chất.
b) Thuốc trừ bệnh: 06 hoạt chất.
c) Thuốc trừ chuột: 01 hoạt chất.
d) Thuốc trừ cỏ: 01 hoạt chất.
Dẫn chiếu Phụ lục II Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam gồm:
- Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: Aldrin; BHC, Lindane; Cadmium compound (Cd); Carbofuran; Chlordane; Chlordimeform; DDT; Dieldrin; Endosulfan; Endrin; Heptachlor; Isobenzan; Isodrin; Lead (Pb); Methamidophos; Methyl Parathion; Monocrotophos; Parathion Ethyl; Sodium Pentachlorophenate monohydrate; Pentachlorophenol; Phosphamidon; Polychlorocamphene; Trichlorfon (Chlorophos).
- Thuốc trừ bệnh: Arsenic (As); Captan; Captafol; Hexachlorobenzene; Mercury (Hg); Selenium (Se).
- Thuốc trừ chuột: Talium compond.
- Thuốc trừ cỏ: 2,4,5-T.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?