Bà nội bắt cháu ruột từ người con dâu cũ được Tòa án giao quyền nuôi con khi ly hôn thì có phạm tội không?
- Bà nội bắt cháu ruột từ người con dâu cũ được Tòa án giao quyền nuôi con khi ly hôn thì có phạm tội không?
- Bà nội bắt cháu ruột từ người con dâu cũ thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là bao lâu?
- Nếu bà nội bắt cháu ruột từ người con dâu cũ đã ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Bà nội bắt cháu ruột từ người con dâu cũ được Tòa án giao quyền nuôi con khi ly hôn thì có phạm tội không?
Bà nội bắt cháu ruột từ người con dâu cũ được Tòa án giao quyền nuôi con khi ly hôn thì có phạm tội không thì theo quy định tại Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, quy định về Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi:
Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
c) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
d) Đối với từ 02 người đến 05 người;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Đối với 06 người trở lên;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Đối với 06 người trở lên;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Làm nạn nhân chết;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Như vậy, trường hợp bà nội bắt cháu ruột 2 tuổi (chiếm giữ người dưới 16 tuổi) từ người con dâu cũ được Tòa án giao quyền nuôi con khi ly hôn thì có thể phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo như quy định này.
Bà nội bắt cháu ruột từ người con dâu cũ được Tòa án giao quyền nuôi con khi ly hôn thì có phạm tội không? (Hình từ Internet)
Bà nội bắt cháu ruột từ người con dâu cũ thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là bao lâu?
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Phân loại tội phạm được quy định được quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, theo đó:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Như vậy, đối với tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo quy định trên sẽ thuộc phân loại tội phạm là nghiêm trọng và rất nghiêm trọng tùy từng trường hợp cụ thể.
Do đó thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp bà nội bắt cháu ruột 2 tuổi từ người con dâu cũ là 10 hoặc 15 năm tùy từng trường hợp cụ thể.
Nếu bà nội bắt cháu ruột từ người con dâu cũ đã ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Trường hợp người phạm tội ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không thì xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 cụ thể:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
…
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
…
Như vậy, người phạm tội hành khẩn khai báo, ăn năn hối cải là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.
Cho nên trường hợp bà nội bắt cháu ruột từ người con dâu cũ nhưng sau đó đã ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo thì có thể sẽ được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?