Âm lịch là gì? Dương lịch là gì? Âm lịch dùng để làm gì? Âm lịch phải căn cứ vào đâu trong khi tính các tuần trăng theo quy định tại Thông tư 01?

Âm lịch là gì? Dương lịch là gì? Âm lịch dùng để làm gì? Âm lịch phải căn cứ vào đâu trong khi tính các tuần trăng theo quy định tại Thông tư 01? Cơ quan nào được giao nhiệm vụ biên soạn bảng ngày tháng âm lịch hàng năm, lập các bảng đối chiếu ngày tháng âm và dương lịch?

Âm lịch là gì? Dương lịch là gì?

Âm lịch và Dương lịch là hai hệ thống lịch khác nhau được sử dụng để đo lường và xác định thời gian dựa trên các chu kỳ thiên văn.

Hiện nay, không có một văn bản nào nêu rõ khái niệm "Âm lịch" hay "Dương lịch" là gì.

Trên thực tế, Âm lịch có thể hiểu là loại lịch được tính dựa trên chu kỳ của Mặt Trăng (tuần trăng). Một tháng âm lịch tương ứng với thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất.

Thông thường, một năm âm lịch thường có 12 tháng, kéo dài khoảng 354 hoặc 355 ngày, để phù hợp với chu kỳ của năm dương lịch (365 ngày), âm lịch sẽ có tháng nhuận (13 tháng trong năm) mỗi 2-3 năm một lần.

Và Dương lịch là loại lịch dựa trên chu kỳ của Mặt Trời, tức là thời gian Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời.

Thông thường, một năm dương lịch có 12 tháng, với tổng cộng 365 ngày, mỗi 4 năm, sẽ có một năm nhuận thêm 1 ngày (29/2) để bù cho 0,25 ngày dư trong chu kỳ.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Âm lịch là gì? Dương lịch là gì? Âm lịch dùng để làm gì? Âm lịch phải căn cứ vào đâu trong khi tính các tuần trăng theo quy định tại Thông tư 01?

Âm lịch là gì? Dương lịch là gì? Âm lịch dùng để làm gì? Âm lịch phải căn cứ vào đâu trong khi tính các tuần trăng theo quy định tại Thông tư 01? (Hình từ Internet)

Âm lịch dùng để làm gì?

Âm lịch dùng để làm gì thì tại Quyết định 121-CP năm 1967 có quy định, cụ thể như sau:

Điều 2. Từ Cách mạng tháng Tám, dương lịch (lịch Grê-goa) đã được dùng trong các cơ quan Nhà nước và trong giao dịch giữa các cơ quan Nhà nước với nhân dân. Âm lịch vẫn còn được thông dụng trong nhân dân nhất là ở nông thôn. Âm lịch có nhiều căn cứ tính và cách tính khác nhau, ngày, tháng âm lịch không thống nhất và không phù hợp với giờ chính thức của nước ta.
Nay quyết định dương lịch (lịch Grê-goa) là công lịch tức là lịch duy nhất được dùng trong các cơ quan Nhà nước, trong các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, của nước ta và trong giao dịch giữa các cơ quan Nhà nước với nhân dân. Ngày tết dân tộc, một số ngày kỷ niệm lịch sử và lễ cổ truyền vẫn được tính theo âm lịch.
Điều 3. Âm lịch dùng để định ngày tết dân tộc, một số ngày kỷ niệm lịch sử và lễ cổ truyền, là âm lịch tính theo giờ chính thức của nước ta.
Điều 4. Giao cho Nha Khí tượng nhiệm vụ tính ngày, tháng, năm âm lịch thống nhất của nước ta đối chiếu với ngày, tháng, năm dương lịch và nhiệm vụ quản lý những việc mà Nhà nước cần quản lý có liên quan đến lịch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1968.
Điều 6. Các ông Chủ nhiệm Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thông tin và Giám đốc Nha Khí tượng có trách nhiệm thi hành và hướng dẫn việc thi hành quyết định này.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì Âm lịch dùng để định ngày tết dân tộc, một số ngày kỷ niệm lịch sử và lễ cổ truyền, là âm lịch tính theo giờ chính thức của nước ta.

Âm lịch phải căn cứ vào đâu trong khi tính các tuần trăng theo quy định tại Thông tư 01?

Âm lịch phải căn cứ vào đâu trong khi tính các tuần trăng thì tại tiểu mục 3 Mục II Thông tư 01-VLĐC-1967 có nêu rõ như sau:

Điều 3 đề ra việc sửa đổi cách tính âm lịch cho phù hợp với vị trí của nước ta. Âm lịch từ nay phải căn cứ vào giờ chính thức của nước ta trong khi tính các tuần trăng, có như vậy mới đúng với ngày giờ xuất hiện mặt trăng trên đất nước ta.

Theo cách tính cũ thì các ngày mồng một không có trăng có thể chậm hơn một ngày, do đó tháng đủ, tháng thiếu, năm nhuận, tháng nhuận có thể xê xích đi. Nay tính theo giờ chính thức của nước ta để cho chính xác hơn thì nhất định sẽ có những ngày Tết, những tháng nhuận, những năm nhuận khác với các lịch cũ.

+ Theo quyết định của Hội đồng Chính phủ tất cả các loại âm lịch còn tồn tại ở nước ta đều không thể dùng để tính ngày tháng âm lịch được kể từ ngày 01/01/1968. Bảng ngày tháng âm lịch dùng làm căn cứ để Bộ Nội vụ định các ngày lễ lớn hàng năm sẽ do Nha khí tượng tính theo điều 3 này.

+ Việc sửa đổi này mở đường cho công tác tính âm lịch ở nước ta thành một công tác khoa học gắn liền với các tiến bộ về thiên văn học trong nước và trên thế giới.

Cơ quan nào được giao nhiệm vụ biên soạn bảng ngày tháng âm lịch hàng năm, lập các bảng đối chiếu ngày tháng âm và dương lịch?

Cơ quan nào được giao nhiệm vụ biên soạn bảng ngày tháng âm lịch hàng năm, lập các bảng đối chiếu ngày tháng âm và dương lịch thì tại khoản 4 Mục II Thông tư 01-VLĐC-1967 có quy định, cụ thể như sau:

Điều 4 nêu rõ trách nhiệm quản lý công tác làm lịch thuộc về Nhà nước. Nha khí tượng là cơ quan chuyên trách về các lịch thiên văn, được giao nhiệm vụ biên soạn bảng ngày tháng âm lịch hàng năm, lập các bảng đối chiếu ngày tháng âm và dương lịch và quản lý một số việc về lịch mà Chính phủ sẽ quy định cụ thể như sau.

Việc xuất bản và phát hành lịch phổ thông lưu hành trong nhân dân vẫn do Tổng cục thông tin đảm nhiệm. Các loại lịch xuất bản: lịch tường, lịch túi, lịch bàn,… đều phải ghi ngày tháng dương lịch là chính, ngoài ra có thể ghi thêm 24 tiết và ngày, tháng âm lịch theo tài liệu do Nha khí tượng cung cấp.

Các lịch xuất bản có thể ghi tên các năm theo số Can, Chi cổ truyền, nhưng không được tuyên truyền những điều có tính chất mê tín dị đoan về âm lịch.

Để phục vụ cho công tác sưu tầm lịch sử và việc đổi ngày, tháng trong nhân dân, Tổng cục Thông tin sẽ xuất bản cuốn "Lịch thế kỷ thứ 20" là một bảng đối chiếu âm và dương lịch từ năm 1901 đến năm 2001 do Nha Khí tượng biên soạn.

Lịch vạn niên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày kết thúc tháng 12 âm lịch 2024? Lịch Vạn niên 2025 - Lịch âm 2025 - Lịch dương 2025 như thế nào?
Pháp luật
Âm lịch là gì? Dương lịch là gì? Âm lịch dùng để làm gì? Âm lịch phải căn cứ vào đâu trong khi tính các tuần trăng theo quy định tại Thông tư 01?
Pháp luật
Lịch âm dương 2024, Lịch vạn niên 2024 mới nhất: Còn bao nhiêu ngày nữa hết năm 2024 dương và âm lịch?
Pháp luật
Ngày 9 1 là lễ gì? Ngày 9 1 có ý nghĩa gì? 9 1 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 9 tháng 1 năm 2025 thứ mấy?
Pháp luật
Lịch Vạn niên 2025 - Lịch âm 2025 - Lịch dương 2025 chi tiết, đầy đủ 365 ngày tương ứng âm và dương?
Pháp luật
Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
Pháp luật
Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
Pháp luật
Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?
Pháp luật
Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lịch vạn niên
20 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lịch vạn niên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lịch vạn niên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào