Airdrop là gì? Dự án airdrop là gì? Tiền điện tử từ các dự án Airdrop có được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không?
Airdrop là gì? Dự án airdrop là gì?
>> Xem thêm: Làm airdrop là gì?
>> Kiếm tiền airdrop là gì? Tiền kiếm được từ airdrop có hợp pháp không?
Theo nghĩa thông thường thì airdrop được hiểu là việc chia sẽ dữ liệu của mình cho nhiều người dùng khác.
Tuy nhiên, "Airdrop" hay "Airdrop coin" còn là một thuật ngữ chỉ những hoạt động phân phối các đồng coin token miễn phí cho người dùng sớm của các dự án startup trong lĩnh vực Crypto.
Dự án airdrop là các dự án mới sử dụng như là một chiến lược marketing hiệu quả để quảng bá dự án, giúp tăng độ nhận diện và sự chú ý của cộng đồng nhằm xây dựng 1 tệp người dùng trung thành trong giai đoạn đầu của dự án.
Crypto ở đây được hiểu là tiền điện tử từ các dự án airdrop, đây là một dạng của tiền tệ số hoặc tiền điện tử được sử dụng để giao dịch giá trị trực tuyến.
Lưu ý: Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Airdrop là gì? Dự án airdrop là gì? (Hình từ Internet)
Tiền điện tử từ các dự án Airdrop có được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không?
Như đã nói, airdrop là hình thức phân phối tiền điện tử miễn phí cho người dùng.
Khi tham gia vào các dự án airdrop người dùng sẽ nhận được coin/token, NFT hoặc các suất mua sớm coin/token với giá rẻ từ dự án airdrop.
Tuy nhiên, tiền điện tử này khác với loại tiền điện tử là giá trị tiền Việt Nam đồng lưu trữ trên các phương tiện điện tử được cung ứng trên cơ sở đối ứng với số tiền được khách hàng trả trước cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử được quy định tại khoản 12 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.
Tại điểm a khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về ngoại hối như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
...
Ngoài ra, tại Điều 16 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về đơn vị tiền như sau:
Đơn vị tiền
Đơn vị tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Đồng", ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND", một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu.
Tại Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về phát hành tiền giấy, tiền kim loại như sau:
Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
...
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
...
Tại Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP về việc thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này.
...
Từ các quy định vừa nêu thì phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam bao gồm:
- Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành;
- Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.
Như vậy, tiền điện tử từ các dự án airdrop không được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Hành vi mua bán tiền điện tử tại Việt Nam có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng như sau:
Tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
...
d) Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;
e) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
g) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;
h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;
i) Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;
k) Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng.
Theo đó, pháp luật chỉ quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả.
Đối với hoạt động mua bán tiền điện tử thì hiện nay pháp luật chưa có quy định về vấn đề này.
Tuy nhiên, nếu cá nhân có hành vi sử dụng tiền điện tử như một phương tiện thanh toán thay thế cho tiền VNĐ để thực hiện các giao dịch hoặc các phương tiên tiện thanh toán hợp pháp khác, thì có thể tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP) thì hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 (đối với cá nhân).
Đối với tổ chức thì mức phạt bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu là gì? Cơ sở xây dựng trị giá hải quan dùng cho mục đích thống kê hàng hóa xuất, nhập khẩu?
- Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản được cấp lại có thời hạn bao lâu? Không có chứng chỉ có được hành nghề môi giới bất động sản?
- Người hành nghề công tác xã hội có phải chịu trách nhiệm về các quyết định chuyên môn, nghiệp vụ không?
- Mẫu báo cáo cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc tế tại Việt Nam áp dụng từ 25/12/2024 như thế nào?
- 05 Mẫu Bảng tổng hợp giá dự thầu trong hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng một giai đoạn hai túi hồ sơ mới nhất?