AIFTA là gì? Tiêu chí xuất xứ trong Hiệp định AIFTA như thế nào? Tải về Biểu thuế AIFTA giai đoạn 2022 - 2027?

AIFTA là gì? Tiêu chí xuất xứ trong AIFTA như thế nào? Tải về Biểu thuế AIFTA giai đoạn 2022 - 2027 để thực hiện Hiệp định AIFTA? Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất AIFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện nào?

AIFTA là gì?

AIFTA hay còn gọi là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ là Hiệp định được ký ngày 13 tháng 8 năm 2009 và ngày 24 tháng 10 năm 2009 tại Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với Ấn Độ (trong Thông tư 15/2010/TT-BCT gọi tắt là Hiệp định AIFTA).

(Khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2010/TT-BCT)

AIFTA là gì? Tiêu chí xuất xứ trong Hiệp định AIFTA như thế nào? Tải về Biểu thuế AIFTA giai đoạn 2022 - 2027?

AIFTA là gì? Tiêu chí xuất xứ trong Hiệp định AIFTA như thế nào? Tải về Biểu thuế AIFTA giai đoạn 2022 - 2027? (Hình từ Internet)

Tiêu chí xuất xứ trong Hiệp định AIFTA như thế nào?

Tiêu chí xuất xứ trong Hiệp định AIFTA được quy định tại Điều 2 Phụ lục I Thông tư 15/2010/TT-BCT, cụ thể như sau:

Sản phẩm nhập khẩu vào lãnh thổ của một Nước thành viên và được vận chuyển trực tiếp theo quy định của Điều 8 Phụ lục I Thông tư 15/2010/TT-BCT sẽ được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan nếu sản phẩm đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ dưới đây:

Quy định (1): Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Nước thành viên xuất khẩu như được quy định tại Điều 3 Phụ lục I Thông tư 15/2010/TT-BCT;

Cụ thể: Điều 3 - Sản phẩm có xuất xứ thuần túy

Sản phẩm quy định tại Quy định (1) được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được coi là sản xuất toàn bộ tại Nước thành viên xuất khẩu trong các trường hợp sau:

(1) Cây trồng [1] và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại Nước thành viên đó;

(2) Động vật [2] sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên đó;

(3) Các sản phẩm[3] thu được từ động vật sống được đề cập tại khoản 2 của điều này;

(4) Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, thu lượm hoặc săn bắt tại Nước thành viên đó;

(5) Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác chưa được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4, được chiết xuất hoặc lấy ra từ vùng đất, vùng lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển của Nước thành viên đó;

(6) Sản phẩm được khai thác từ vùng lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài vùng lãnh hải của Nước thành viên đó, với điều kiện là Nước thành viên đó có quyền khai thác vùng lãnh hải, đáy biển và dưới đáy biển đó theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982;

(7) Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và treo cờ của Nước thành viên đó;

(8) Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu chế biến được đăng ký tại một Nước thành viên và treo cờ của Nước thành viên đó, trừ các sản phẩm được quy định tại khoản 7 của điều này;

(9) Các vật phẩm thu nhặt tại nước đó nhưng không còn thực hiện được những chức năng ban đầu hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên vật liệu, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế [4]; và

(10) Sản phẩm thu được hoặc được sản xuất tại một Nước thành viên từ các sản phẩm được quy định từ khoản 1 đến khoản 9 của điều này.

>>> Chú giải Chú thích [1], [2], [3], [4]:

[1] Cây trồng có nghĩa là tất cả các loại sản phẩm từ cây trồng, bao gồm sản phẩm lâm nghiệp, quả, hoa, rau, cây cối, tảo biển, nấm và các loại cây trồng sống.

[2] Động vật được đề cập tại khoản 2 và khoản 3 bao gồm tất cả các loại động vật sống, bao gồm động vật có vú, chim, cá, loài giáp xác, động vật thân mềm, loài bò sát và sinh vật sống.

[3] Sản phẩm đề cập những sản phẩm thu được từ động vật sống không chế biến thêm gì, bao gồm sữa, trứng, mật ong tự nhiên, lông, len, tinh dịch và phân bón.

[4] Bao gồm tất cả các mảnh thừa và vật thải bao gồm mảnh thừa và vật thải ra từ hoạt động sản xuất hoặc chế biến hoặc tiêu thụ ở cùng một nước, máy móc thừa, bao bì vứt đi, và tất cả các sản phẩm không còn thực hiện được những chức năng ban đầu hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên vật liệu. Các hoạt động sản xuất hoặc chế biến đó bao gồm tất cả các loại chế biến, không chỉ là các hoạt động công nghiệp và hoá học mà còn bao gồm các hoạt động khai mỏ, nông nghiệp, xây dựng, tinh chế, thiêu đốt và xử lý chất thải.

Hoặc Quy định (2) Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Nước thành viên xuất khẩu, nhưng đáp ứng các quy định tại Điều 4, Điều 5 hoặc Điều 6 Phụ lục I Thông tư 15/2010/TT-BCT, cụ thể:

Điều 4. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

1. Sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều 2 được coi là có xuất xứ nếu:

a) Hàm lượng giá trị AIFTA không dưới ba mươi lăm phần trăm (35%) trị giá FOB; và

b) Nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hoá ở cấp sáu (6) số (CTSH) của Hệ thống hài hòa.

Với điều kiện công đoạn sản xuất cuối cùng phải được thực hiện tại lãnh thổ của Nước thành viên xuất khẩu.

>>> Công thức tính hàm lượng giá trị AIFTA 35%? Phương pháp tính hàm lượng giá trị khu vực AIFTA?

Điều 5. Cộng gộp

Sản phẩm đáp ứng các tiêu chí xuất xứ quy định tại Điều 2 và sau đó được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một Nước thành viên khác để sản xuất ra một sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định AIFTA sẽ được coi là có xuất xứ của Nước thành viên nơi sản xuất hoặc chế biến ra sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan đó.

Điều 6. Quy tắc cụ thể mặt hàng

Không xét đến những quy định tại Điều 4, những sản phẩm đáp ứng Quy tắc cụ thể mặt hàng được coi là có xuất xứ từ nước thành viên nơi thực hiện các công đoạn gia công, chế biến sản phẩm đó. Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng có thể được bổ sung sau này.

>>> Tải về trọn bộ File ban hành kèm theo Thông tư 15 /2010/TT-BCT

Tải về Biểu thuế AIFTA giai đoạn 2022 - 2027 để thực hiện Hiệp định AIFTA?

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định AIFTA (Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ) giai đoạn 2022 - 2027 được ban hành Nghị định 122/2022/NĐ-CP:

Tải về Biểu thuế AIFTA giai đoạn 2022 - 2027

Lưu ý: Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất AIFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau (Điều 4 Nghị định 122/2022/NĐ-CP)

(1) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này.

(2) Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ, bao gồm các nước sau:

- Bru-nây Đa-rút-xa-lam;

- Vương quốc Cam-pu-chia;

- Cộng hoà In-đô-nê-xi-a;

- Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào;

- Ma-lay-xi-a;

- Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma;

- Cộng hoà Phi-líp-pin;

- Cộng hoà Xinh-ga-po;

- Vương quốc Thái Lan;

- Cộng hòa Ấn Độ.

(3) Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa (bao gồm cả quy định về vận chuyển trực tiếp) và có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) Mẫu AI (CO form AI) hoặc có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ và theo quy định hiện hành của pháp luật.

>>> CO form AI là gì? Mẫu CO form AI? Tải về trọn bộ hồ sơ đề nghị cấp CO form AI? Hướng dẫn khai báo trên CO form AI?

Hiệp định AIFTA
CO form AI
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
AIFTA là gì? Tiêu chí xuất xứ trong Hiệp định AIFTA như thế nào? Tải về Biểu thuế AIFTA giai đoạn 2022 - 2027?
Pháp luật
Điều kiện cấp CO form AI giáp lưng? Mẫu đơn đề nghị cấp CO form AI giáp lưng? Cơ quan nào là cơ quan đầu mối kiểm tra việc cấp CO form AI?
Pháp luật
Bộ hồ sơ thương nhân khi làm thủ tục cấp CO form AI? Tải về trọn bộ Hồ sơ? Tần suất cập nhật Hồ sơ thương nhân?
Pháp luật
CO form AI là gì? Mẫu CO form AI? Tải về trọn bộ hồ sơ đề nghị cấp CO form AI? Hướng dẫn khai báo trên CO form AI?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiệp định AIFTA
1,795 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiệp định AIFTA CO form AI

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiệp định AIFTA Xem toàn bộ văn bản về CO form AI

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào