Ai phân công Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo phụ trách đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã?
- Ai phân công Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo phụ trách đơn vị hành chính cấp huyện?
- Mỗi Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo phụ trách một đơn vị hành chính cấp xã do ai phân công?
- Việc phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo phụ trách một đơn vị hành chính cấp huyện hay cấp xã cần kết hợp xem xét các yếu tố nào?
Ai phân công Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo phụ trách đơn vị hành chính cấp huyện?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Quy chế mẫu về phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 144/QĐ-TCTHADS năm 2022 quy định như sau:
Tiêu chí phân công thực hiện nhiệm vụ đối với Chấp hành viên theo địa bàn
1. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự phân công mỗi Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo phụ trách một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện;
...
Theo quy định trên, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự phân công mỗi Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo phụ trách một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện.
Phân công thực hiện nhiệm vụ đối với Chấp hành viên theo địa bàn (Hình từ Internet)
Mỗi Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo phụ trách một đơn vị hành chính cấp xã do ai phân công?
Theo khoản 2 Điều 6 Quy chế mẫu về phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 144/QĐ-TCTHADS năm 2022 quy định như sau:
Tiêu chí phân công thực hiện nhiệm vụ đối với Chấp hành viên theo địa bàn
...
2. Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự phân công mỗi Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo phụ trách một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã;
...
Như vậy, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự phân công mỗi Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo phụ trách một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã.
Việc phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo phụ trách một đơn vị hành chính cấp huyện hay cấp xã cần kết hợp xem xét các yếu tố nào?
Theo khoản 3 Điều 6 Quy chế mẫu về phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự Ban hành kèm theo Quyết định 144/QĐ-TCTHADS năm 2022 quy định như sau:
Tiêu chí phân công thực hiện nhiệm vụ đối với Chấp hành viên theo địa bàn
...
3. Việc phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này bảo đảm linh hoạt, cần kết hợp xem xét các yếu tố sau đây:
a) Phân công theo số lượng đơn vị hành chính (địa bàn) nhưng có sự điều chỉnh linh hoạt, căn cứ tính chất phức tạp của địa bàn được phân công (địa bàn xa/gần, thuận lợi/khó khăn...).
Trong năm công tác, căn cứ khối lượng, tính chất công việc, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự điều chỉnh số lượng địa bàn phụ trách của Chấp hành viên hoặc điều chuyển một số việc Thi hành án dân sự cho các Chấp hành viên ở địa bàn khác trong cùng đơn vị.
b) Điều chỉnh bình quân tỷ lệ việc (chủ động, theo đơn yêu cầu) phải thi hành, bảo đảm nguyên tắc công bằng; bảo đảm trong năm công tác, mỗi Chấp hành viên thực hiện không cao hơn hoặc thấp hơn 20% vụ việc so với trung bình chung.
Trường hợp khối lượng công việc trung bình trên mỗi Chấp hành viên của các cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh chênh lệch lớn (trên 20%), Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thực hiện hoặc đề xuất thực hiện điều động, biệt phái Chấp hành viên theo quy định.
c) Kịp thời điều chỉnh tăng, giảm địa bàn phụ trách giữa các Chấp hành viên trong cùng đơn vị trong trường hợp Chấp hành viên thụ lý thi hành vụ việc lớn, đặc biệt phức tạp.
d) Giảm số đơn vị địa bàn phụ trách đối với Chấp hành viên được phân công kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác (công tác xây dựng pháp luật, xây dựng báo cáo, đề án, công tác đảng, đoàn thể và các yêu cầu nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng đơn vị).
Theo quy định trên, việc phân công nhiệm vụ đối với Chấp hành viên không giữ chức vụ lãnh đạo phụ trách một đơn vị hành chính cấp huyện hay cấp xã bảo đảm linh hoạt, cần kết hợp xem xét các yếu tố sau đây:
- Phân công theo số lượng đơn vị hành chính (địa bàn) nhưng có sự điều chỉnh linh hoạt, căn cứ tính chất phức tạp của địa bàn được phân công (địa bàn xa/gần, thuận lợi/khó khăn...).
Trong năm công tác, căn cứ khối lượng, tính chất công việc, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự điều chỉnh số lượng địa bàn phụ trách của Chấp hành viên hoặc điều chuyển một số việc Thi hành án dân sự cho các Chấp hành viên ở địa bàn khác trong cùng đơn vị.
- Điều chỉnh bình quân tỷ lệ việc (chủ động, theo đơn yêu cầu) phải thi hành, bảo đảm nguyên tắc công bằng; bảo đảm trong năm công tác, mỗi Chấp hành viên thực hiện không cao hơn hoặc thấp hơn 20% vụ việc so với trung bình chung.
Trường hợp khối lượng công việc trung bình trên mỗi Chấp hành viên của các cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh chênh lệch lớn (trên 20%), Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự thực hiện hoặc đề xuất thực hiện điều động, biệt phái Chấp hành viên theo quy định.
- Kịp thời điều chỉnh tăng, giảm địa bàn phụ trách giữa các Chấp hành viên trong cùng đơn vị trong trường hợp Chấp hành viên thụ lý thi hành vụ việc lớn, đặc biệt phức tạp.
- Giảm số đơn vị địa bàn phụ trách đối với Chấp hành viên được phân công kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác (công tác xây dựng pháp luật, xây dựng báo cáo, đề án, công tác đảng, đoàn thể và các yêu cầu nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng đơn vị).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?