Ai phải thẩm tra lý lịch khi vào Đảng? Những trường hợp nào không cần thẩm tra lý lịch theo quy định hiện nay?
Ai phải thẩm tra lý lịch khi vào Đảng?
Căn cứ tại tiểu mục 3.3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định Người vào Đảng tự khai lý lịch, đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.
Trong đó, lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.
Đồng thời, căn cứ tại tiểu mục 3.4 mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định về Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng như sau:
Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:
- Người vào Đảng.
- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
...
Như vậy, trước khi tiến hành kết nạp đảng viên sẽ phải thẩm tra lý lịch 02 nhóm đối tượng là: người vào Đảng và người thân của người vào Đảng.
Trong đó, người thân của người vào Đảng gồm: Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Ai phải thẩm tra lý lịch khi vào Đảng? Những trường hợp nào không cần thẩm tra lý lịch theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Thẩm tra lý lịch người vào Đảng là thẩm tra những nội dung nào?
Căn cứ tại tiết b tiểu mục 3.4 mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 nêu rõ những nội dung thẩm tra, xác minh khi thẩm tra lý lịch người vào Đảng bao gồm:
- Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Tải mẫu công văn đề nghị thẩm tra lý lịch người vào Đảng mới nhất?
Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch người vào Đảng mới nhất hiện nay là Mẫu 20-KNĐ được quy định tại Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022.
Xem và tải Mẫu Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
Xem thêm Mẫu Lý lịch người xin vào Đảng mới nhất hiện nay là Mẫu 2-KNĐ được quy định tại quy định tại Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022.
Xem và tải Mẫu Lý lịch người xin vào Đảng
Khi nào thì không thẩm tra lý lịch khi kết nạp Đảng viên?
Căn cứ theo tiết c tiểu mục 3.4 mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 hướng dẫn về phương pháp thẩm tra lý lịch như sau:
Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
...
3.4. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
...
c) Phương pháp thẩm tra, xác minh
- Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh.
- Nếu vợ (chồng) người vào Đảng đang là đảng viên hoặc có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: Cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng).
- Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi cấp ủy cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.
- Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.
...
Như vậy, những đối tượng thuộc diện phải thẩm tra lý lịch trước khi kết nạp Đảng sẽ không phải thẩm tra nếu đáp ứng được điều kiện sau:
- Đối với người vào Đảng:
+ Có cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ đang là đảng viên
+ Trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định.
- Đối với vợ (chồng) của người vào Đảng:
+ Có cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột là đảng viên;
+ Trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định.
Lưu ý: Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi ủy báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp ủy cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại là gì? Hồ sơ đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài?
- Điều kiện để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn là có vốn điều lệ tối thiểu 100 tỷ đồng?
- Mẫu công văn giới thiệu đảng viên do yêu cầu phải chuyển sinh hoạt tiếp là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
- Mẫu biên bản họp khen thưởng tổ chức Đảng là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản họp khen thưởng tổ chức Đảng?
- Mẫu đăng ký thi đua khen thưởng cho cá nhân, tập thể là mẫu nào? Tải về mẫu bản đăng ký thi đua khen thưởng?