Ai lập kế hoạch phục hồi môi trường sau khi ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân? Kế hoạch phục hồi môi trường gồm những gì?

Xin hỏi, lập kế hoạch phục hồi môi trường sau khi ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là trách nhiệm của ai? Kế hoạch phục hồi môi trường sau khi ứng phó sự cố gồm những gì? Ban chỉ huy quyết định kết thúc phục hồi môi trường khi nào? Câu hỏi của anh T.Đ (Long An).

Lập kế hoạch phục hồi môi trường sau khi ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là trách nhiệm của ai?

Công tác chuẩn bị kết thúc các hoạt động bảo vệ và phục hồi môi trường sau ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân được quy định chi tiết tại Điều 15 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN dưới đây:

Công tác chuẩn bị kết thúc các hoạt động bảo vệ và phục hồi môi trường
1. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm lập kế hoạch cho việc kết thúc hoạt động ứng phó sự cố, bao gồm xây dựng các tiêu chí cho việc kết thúc hành động bảo vệ trên cơ sở các điều kiện an toàn bức xạ tại hiện trường.
2. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm lập kế hoạch phục hồi môi trường, bao gồm:
a) Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan;
b) Cung cấp thông tin, đánh giá hậu quả phóng xạ và phi phóng xạ;
c) Biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ công chúng.

Sự cố bức xạ và hạt nhân được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN là tình trạng mất an toàn bức xạ; mất an toàn hạt nhân; mất an ninh đối với nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.

Theo quy định trên, Ban chỉ huy cấp tỉnh và cấp cơ sở (sau đây gọi tắt là các cấp) có trách nhiệm lập kế hoạch cho việc kết thúc hoạt động ứng phó sự cố, bao gồm xây dựng các tiêu chí cho việc kết thúc hành động bảo vệ trên cơ sở các điều kiện an toàn bức xạ tại hiện trường.

Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm lập kế hoạch phục hồi môi trường, bao gồm:

- Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan;

- Cung cấp thông tin, đánh giá hậu quả phóng xạ và phi phóng xạ;

- Biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ công chúng.

Như vậy, lập kế hoạch phục hồi môi trường sau khi ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là trách nhiệm của Ban chỉ huy cấp tỉnh và cấp cơ sở.

ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

Kết thúc các hoạt động bảo vệ và phục hồi môi trường sau ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân (Hình từ Internet)

Ban chỉ huy các cấp đánh giá mức sự cố bức xạ và hạt nhân như thế nào?

Ban chỉ huy các cấp đánh giá mức sự cố bức xạ và hạt nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN như sau:

Chấm dứt hành động bảo vệ, thông báo mức sự cố và phục hồi môi trường
1. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm:
a) Xác định thời điểm và thông báo chấm dứt hành động bảo vệ;
b) Đánh giá mức sự cố theo quy định tại Khoản 3 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử và thông báo công chúng theo thẩm quyền;
c) Tổ chức việc đánh giá liều chiếu xạ nghề nghiệp cho nhân viên thực hiện hoạt động phục hồi môi trường.
...

Theo đó, Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm đánh giá mức sự cố theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Năng lượng nguyên tử 2008, cụ thể:

- Mức sự cố để thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng khi xảy ra sự cố hạt nhân được xác định như sau:

+ Sự cố mức 1 là sự kiện bất thường vượt quá quy định, nhưng trong mức độ cho phép;

+ Sự cố mức 2 là sự cố khi thiết bị bảo vệ bị hư hại hoặc khi nhân viên bức xạ bị nhiễm xạ nhưng trong giới hạn cho phép;

+ Sự cố mức 3 là sự cố nghiêm trọng, có rò rỉ chất phóng xạ, người dân bị nhiễm xạ trong giới hạn cho phép;

+ Sự cố mức 4 là tai nạn, nhân viên bức xạ bị nhiễm xạ có nguy cơ tử vong, không gây tác hại ở ngoài cơ sở hạt nhân, người dân bị nhiễm xạ trong mức giới hạn cho phép;

+ Sự cố mức 5 là tai nạn, gây tác hại ở ngoài cơ sở hạt nhân, nhưng chất phóng xạ thoát ra ngoài cơ sở hạt nhân không đáng kể, cần thực hiện một số biện pháp ứng phó sự cố;

+ Sự cố mức 6 là tai nạn nghiêm trọng, chất phóng xạ thoát ra ngoài cơ sở hạt nhân một lượng đáng kể, cần thực hiện tất cả các biện pháp ứng phó sự cố;

+ Sự cố mức 7 là tai nạn rất nghiêm trọng, chất phóng xạ thoát ra ngoài cơ sở hạt nhân rất nhiều, gây tác hại đối với con người và môi trường trên diện rộng.

Và thông báo công chúng theo thẩm quyền.

Ban chỉ huy cấp tỉnh và cấp cơ sở quyết định kết thúc phục hồi môi trường sau ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân khi nào?

Ban chỉ huy cấp tỉnh và cấp cơ sở quyết định kết thúc phục hồi môi trường sau ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN như sau:

Chấm dứt hành động bảo vệ, thông báo mức sự cố và phục hồi môi trường
...
2. Ban chỉ huy quyết định kết thúc phục hồi môi trường khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Mức liều hiệu dụng tiềm năng không quá 10 mSv/năm;
b) Đã áp dụng các biện pháp phục hồi môi trường để giảm thiểu liều hiệu dụng tiềm năng.

Theo quy định trên, Ban chỉ huy cấp tỉnh và cấp cơ sở quyết định kết thúc phục hồi môi trường sau ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân khi mức liều hiệu dụng tiềm năng không quá 10 mSv/năm;

Đồng thời, đã áp dụng các biện pháp phục hồi môi trường để giảm thiểu liều hiệu dụng tiềm năng.

Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lực lượng tham gia ứng phó y tế khi xảy ra sự cố bức xạ và hạt nhân phải được đào tạo về vấn đề gì?
Pháp luật
Lưu giữ thông tin liên quan đến việc đánh giá mức báo động phục vụ công tác ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phải đạt được mấy yêu cầu? Công tác chuẩn bị thực hiện hành động bảo vệ khẩn cấp thế nào?
Pháp luật
Đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu căn cứ vào đâu để tiến hành các biện pháp ứng phó?
Pháp luật
Để chuẩn bị cho việc giảm thiểu hậu quả của sự cố bức xạ và hạt nhân, cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ cần làm gì?
Pháp luật
Chuẩn bị nguồn lực bảo đảm việc cung cấp thông tin ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh có trách nhiệm gì khi tổ chức và quản lý trong hoạt động ứng phó sự cố?
Pháp luật
Sự cố bức xạ và hạt nhân là gì? Có mấy yêu cầu cần đạt với hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân?
Pháp luật
Ai lập kế hoạch phục hồi môi trường sau khi ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân? Kế hoạch phục hồi môi trường gồm những gì?
Pháp luật
Sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân được phân thành bao nhiêu nhóm tình huống có thể xảy ra để xây dựng kế hoạch ứng phó?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân
425 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào