Ai được yêu cầu kỳ họp Quốc hội bất thường? Công dân có thể đến dự thính kỳ họp Quốc hội không? Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới do ai triệu tập?
Công dân có thể đến dự thính kỳ họp Quốc hội không?
Căn cứ vào Điều 93 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội; dự thính tại phiên họp Quốc hội như sau:
Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội; dự thính tại phiên họp Quốc hội
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan do Quốc hội thành lập không phải là đại biểu Quốc hội được mời dự các kỳ họp Quốc hội; có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được Chủ tịch Quốc hội đồng ý hoặc có trách nhiệm phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội.
2. Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.
3. Công dân có thể được vào dự thính tại các phiên họp công khai của Quốc hội.
Như vậy, công dân có thể được vào dự thính tại các phiên họp công khai của Quốc hội.
Công dân có thể đến dự thính kỳ họp Quốc hội không? (Hình từ Internet)
Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới do ai triệu tập?
Căn cứ theo quy định tại Điều 92 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về triệu tập kỳ họp Quốc hội như sau:
Triệu tập kỳ họp Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ của Quốc hội chậm nhất là 30 ngày và kỳ họp bất thường chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
2. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới do Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước triệu tập chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.
3. Quyết định triệu tập kỳ họp cùng với dự kiến chương trình kỳ họp được gửi đến đại biểu Quốc hội.
Như vậy, kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới do Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước triệu tập chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.
Ai được yêu cầu kỳ họp Quốc hội bất thường?
Căn cứ vào Điều 90 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về kỳ họp Quốc hội như sau:
Kỳ họp Quốc hội
1. Quốc hội họp công khai.
Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, Quốc hội quyết định họp kín.
2. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.
3. Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại kỳ họp Quốc hội theo thủ tục quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.
Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội phải được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ít nhất bao nhiêu ngày?
Căn cứ vào Điều 91 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về chương trình kỳ họp Quốc hội như sau:
Chương trình kỳ họp Quốc hội
1. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới.
2. Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 04 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.
3. Quốc hội quyết định chương trình kỳ họp Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp.
Như vậy, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 04 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?