Ai có trách nhiệm tổ chức xây dựng chương trình đào tạo thường xuyên để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo?
- Ai có trách nhiệm tổ chức xây dựng chương trình đào tạo thường xuyên để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo?
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải công khai các chương trình đào tạo thường xuyên của cơ sở mình tại đâu?
- Xây dựng chương trình đào tạo thường xuyên bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề học phải bao gồm các yếu tố nào?
- Cấu trúc và nội dung giáo trình, tài liệu đào tạo thường xuyên được xây dựng như thế nào?
Ai có trách nhiệm tổ chức xây dựng chương trình đào tạo thường xuyên để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt giáo trình, tài liệu đào tạo thường xuyên
...
2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia đào tạo thường xuyên tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng hoặc tổ chức lựa chọn chương trình đào tạo để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo.
Theo đó, người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia đào tạo thường xuyên tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng hoặc tổ chức lựa chọn chương trình đào tạo để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo.
Đào tạo thường xuyên
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải công khai các chương trình đào tạo thường xuyên của cơ sở mình tại đâu?
Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt giáo trình, tài liệu đào tạo thường xuyên
...
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải công khai các chương trình đào tạo thường xuyên của cơ sở mình tại trụ sở, cơ sở đào tạo, trong thông báo tuyển sinh hoặc trên Website của cơ sở đào tạo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nội dung công khai, gồm: tên chương trình đào tạo, đối tượng tuyển sinh, thời gian tuyển sinh, mục tiêu và nội dung đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo, chứng chỉ đào tạo, mức học phí phải nộp, các chính sách hỗ trợ (nếu có).
Như vậy, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải công khai các chương trình đào tạo thường xuyên của cơ sở mình tại trụ sở, cơ sở đào tạo, trong thông báo tuyển sinh hoặc trên Website của cơ sở đào tạo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Xây dựng chương trình đào tạo thường xuyên bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề học phải bao gồm các yếu tố nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt chương trình đào tạo thường xuyên
1. Chương trình đào tạo thường xuyên phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề học, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tăng năng suất lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo thường xuyên phải bao gồm các yếu tố:
a) Tên chương trình đào tạo;
b) Mục tiêu chương trình đào tạo;
c) Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác và yêu cầu năng lực thực hiện nghề của người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo;
d) Thời gian đào tạo: Bao gồm tổng thời gian thực hiện và thời gian cho các hoạt động (giảng dạy, thực hành, thực tập, kiểm tra);
đ) Quy trình đào tạo, điều kiện hoàn thành khóa học;
e) Phương pháp và thang điểm đánh giá.
Theo đó, xây dựng chương trình đào tạo thường xuyên bảo đảm tính thiết thực, giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề học, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tăng năng suất lao động hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo thường xuyên phải bao gồm các yếu tố:
- Tên chương trình đào tạo;
- Mục tiêu chương trình đào tạo;
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác và yêu cầu năng lực thực hiện nghề của người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo;
- Thời gian đào tạo: Bao gồm tổng thời gian thực hiện và thời gian cho các hoạt động (giảng dạy, thực hành, thực tập, kiểm tra);
- Quy trình đào tạo, điều kiện hoàn thành khóa học;
- Phương pháp và thang điểm đánh giá.
Cấu trúc và nội dung giáo trình, tài liệu đào tạo thường xuyên được xây dựng như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt giáo trình, tài liệu đào tạo thường xuyên
1. Cấu trúc và nội dung giáo trình, tài liệu đào tạo bao gồm:
a) Thông tin chung của giáo trình hoặc tài liệu đào tạo (tên giáo trình hoặc tài liệu đào tạo, lời giới thiệu, mục lục,...);
b) Nội dung của giáo trình hoặc tài liệu đào tạo phải cụ thể, chi tiết các kiến thức, kỹ năng, câu hỏi, bài tập, thời lượng lý thuyết và thực hành, hình thức giảng dạy;
c) Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc bài/chương và kết thúc mô - đun, chương trình đào tạo.
...
Như vậy, cấu trúc và nội dung giáo trình, tài liệu đào tạo thường xuyên được xây dựng bao gồm:
- Thông tin chung của giáo trình hoặc tài liệu đào tạo (tên giáo trình hoặc tài liệu đào tạo, lời giới thiệu, mục lục,...);
- Nội dung của giáo trình hoặc tài liệu đào tạo phải cụ thể, chi tiết các kiến thức, kỹ năng, câu hỏi, bài tập, thời lượng lý thuyết và thực hành, hình thức giảng dạy;
- Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập khi kết thúc bài/chương và kết thúc mô - đun, chương trình đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?