Ai có trách nhiệm tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và thực hiện các chế độ hỗ trợ?
Các đối tượng nào sẽ được hưởng chế độ hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo?
Để thực hiện việc khám chữa bệnh cho người nghèo trước hết cần xác định chính xác đối tượng được hưởng chế độ sau đó cần xác định từng trường hợp cụ thể để xác định chế độ hỗ trợ. Theo đó:
Tại Điều 2 Quyết định 139/2002/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg có quy định chi tiết đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo. Cụ thể:
Đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ khám, chữa bệnh theo Quyết định này gồm:
1. Người thuộc hộ nghèo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo.
2. Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Người thuộc diện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật và người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.
4. Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí.
Ai có trách nhiệm tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và thực hiện các chế độ hỗ trợ? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và thực hiện các chế độ hỗ trợ?
Cụ thể tại Điều 4 Quyết định 139/2002/QĐ-TTg sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg. có quy định như sau:
Các chế độ hỗ trợ
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định sau:
1. Hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng thuộc khoản 1 và 2 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên với mức tối thiểu 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.
2. Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho các đối tượng thuộc khoản 1 và 2 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở y tế chuyển người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ khác (nếu có). Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh.
b) Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Cơ sở y tế chỉ định chuyển bệnh nhân thanh toán chi phí vận chuyển cho người bệnh, sau đó thanh toán với Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.
3. Hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế mà các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg phải đồng chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn Luật đối với phần người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.
4. Hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg đối với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp không có bảo hiểm y tế; nếu có bảo hiểm y tế thì hỗ trợ như khoản 3 Điều 4 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg.
5. Trường hợp người bệnh tự lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến) hoặc khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu thì thực hiện việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành.
Nếu thuộc đối tượng như trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và thực hiện các chế độ hỗ trợ khác được nêu trên.
Các cơ quan có trách nhiệm thực hiện như thế nào để hỗ trợ trong việc khám chữa bệnh cho người nghèo?
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm quy định cụ thể trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ đối với các chế độ hỗ trợ quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 3 Quyết định 14/2012/QĐ-TTg phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của Quỹ tại địa phương.
Cơ chế và tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm củng cố, duy trì và phát triển Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo đã được thành lập theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo; quy định cụ thể về trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ đối với các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định này phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tại địa phương.
2. Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo được cân đối trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương.
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định này.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban Dân tộc hướng dẫn các địa phương xác định đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ theo Quyết định này.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Y tế huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, Chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ Quỹ.
6. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo và giám sát việc thực hiện theo quy định tại Quyết định này.
Như vậy, mỗi địa phương sẽ có những quy định khác nhau về vấn đề trên, để có thông tin chính xác trong trường hợp này anh/chị nên xem quy định chi tiết tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?