Ai có trách nhiệm thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng? Trường hợp không lập có bị xử phạt hay không?
Ai có trách nhiệm thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng?
Tại Điều 45 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng như sau:
"Điều 45. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng
1. Trách nhiệm lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng
a) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
b) Chủ rừng là tổ chức lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn theo Mẫu số 03 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
2. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng do tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này phải gửi đến cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp huyện tham gia ý kiến.
3. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng phải được bổ sung chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy rừng.
4. Chủ rừng chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
5. Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng."
Theo đó các đối tượng có trách nhiệm lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng gồm:
- Chủ rừng bao gồm cả cá nhân, hộ gia đình và tổ chức.
- Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê.
Ai có trách nhiệm thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng? Trường hợp không lập có bị xử phạt hay không? (Hình từ Internet)
Không lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 6 Điều 16 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm này như sau:
"Điều 16. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng
...
5. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng lửa không đúng quy định của pháp luật trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;
b) Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh;
c) Không tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng;
d) Không bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;
đ) Không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt ở những công trình, công trường và nhà ở được phép bố trí ở trong rừng;
e) Không thực hiện đúng quy định pháp luật về sử dụng lửa khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng;
h) Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích 10 ha trở lên.
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ rừng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng vi phạm một trong các hành vi sau:
a) Không có phương án phòng cháy và chữa cháy, công trình phòng cháy và chữa cháy rừng;
b) Không bảo đảm nước dự trữ phòng cháy và chữa cháy rừng tại các kênh, mương, bể chứa nước, đập, hồ chứa nước trong mùa khô hanh;
c) Không tổ chức tuần tra, canh gác rừng khi cấp dự báo cháy rừng từ cấp III trở lên để ngăn chặn cháy rừng do mình quản lý;
d) Nuôi, trồng, thả trái phép vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại.
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ rừng không thành lập, quản lý và duy trì hoạt động của tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng.
..."
Theo đó đối với hành vi không lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng có thể bị phạt từ 2 triệu đến 5 triệu đồng.
Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân
Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có đủ thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
..."
Hành vi không lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng có phạt từ 2 triệu đến 5 triệu đồng vượt ngoài phạm vi thẩm quyền của kiểm lâm viên, do đó kiểm lâm viên đang thi hành công vụ không có đủ thẩm quyền xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?