Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở vi phạm? Hồ sơ xử lý kỷ luật gồm những nội dung gì?
- Tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở vi phạm kỷ luật thì sẽ bị xử lý bằng hình thức gì?
- Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở vi phạm?
- Hồ sơ xử lý kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở gồm những nội dung gì?
- Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở được thực hiện ra sao?
Tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở vi phạm kỷ luật thì sẽ bị xử lý bằng hình thức gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:
Các hình thức kỷ luật
1. Đối với tập thể ban chấp hành, ban thường vụ, Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp và các tổ chức trong hệ thống công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đoàn viên công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.
3. Đối với cán bộ công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (các chức vụ của công đoàn), khai trừ.
Căn cứ trên quy định tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở vi phạm kỷ luật thì sẽ bị xử lý bằng hình thức sau đây:
- Khiển trách,
- Cảnh cáo,
- Giải tán.
Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở vi phạm?
Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở vi phạm? (Hình từ internet)
Theo khoản 1 Điều 10 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
1. Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xử lý kỷ luật đối với:
Tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở.
...
Theo đó, Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở vi phạm.
Hồ sơ xử lý kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở gồm những nội dung gì?
Theo Điều 15 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:
Hồ sơ xử lý kỷ luật
Bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch của tập thể, cá nhân vi phạm, biên bản cuộc họp kiểm điểm, biên bản kiểm phiếu kỷ luật, báo cáo, tờ trình đề nghị xử lý kỷ luật và các tài liệu khác có liên quan. Hồ sơ được giao văn phòng Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp quyết định kỷ luật lưu giữ, nếu không có văn phòng Ủy ban kiểm tra thì công đoàn cùng cấp lưu giữ.
Theo đó, hồ sơ xử lý kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở gồm những nội dung sau đây:
- Bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch của tập thể vi phạm,
- Biên bản cuộc họp kiểm điểm,
- Biên bản kiểm phiếu kỷ luật,
- Báo cáo, tờ trình đề nghị xử lý kỷ luật và các tài liệu khác có liên quan.
Hồ sơ được giao văn phòng Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp quyết định kỷ luật lưu giữ, nếu không có văn phòng Ủy ban kiểm tra thì công đoàn cùng cấp lưu giữ.
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở được thực hiện ra sao?
Theo Điều 14 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 (được đính chính bởi khoản 2 Công văn 105/UBKT năm 2022) quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với tập thể ban chấp hành công đoàn cơ sở được thực hiện như sau:
Bước 1: Hướng dẫn kiểm điểm
- Ban thường vụ hoặc ủy ban kiểm tra công đoàn nơi có đối tượng vi phạm hướng dẫn viết kiểm điểm.
- Đối tượng vi phạm viết kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật.
Bước 2: Tổ chức kiểm điểm và đề nghị xử lý kỷ luật
- Tập thể ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn nơi đối tượng vi phạm họp kiểm điểm, bỏ phiếu đề nghị kỷ luật và báo cáo công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét.
- Ủy ban kiểm tra giúp Ban thường vụ công đoàn cấp dưới trực tiếp của cấp có thẩm quyền kỷ luật nghiên cứu, tham mưu, đề xuất (nơi không có ủy ban kiểm tra thì đồng chí ủy viên ban chấp hành làm nhiệm vụ kiểm tra tham mưu, đề xuất).
- Ban thường vụ công đoàn cấp dưới trực tiếp của cấp có thẩm quyền kỷ luật tiến hành xem xét, tổng hợp báo cáo (kèm theo Tờ trình và hồ sơ) đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật.
Bước 3: Tiến hành xử lý kỷ luật và lưu hồ sơ
- Ủy ban kiểm tra giúp Ban thường vụ công đoàn cấp có thẩm quyền nghiên cứu, tham mưu, đề xuất.
- Công đoàn cấp có thẩm quyền họp thảo luận, xem xét và tiến hành bỏ phiếu kỷ luật.
- Người có thẩm quyền thay mặt công đoàn ký ban hành quyết định kỷ luật.
- Lưu hồ sơ kỷ luật tại Ủy ban kiểm tra công đoàn nơi xử lý kỷ luật
Bước 4: Thi hành kỷ luật
- Tổ chức họp công bố quyết định kỷ luật tại công đoàn nơi có đối tượng vi phạm.
- Đối tượng vi phạm nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định.
- Quyết định kỷ luật có hiệu lực sau khi được công bố và được xóa kỷ luật sau 1 năm, tính từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?