Ai có thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định?
- Ai có thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải?
- Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được phê duyệt thì việc lựa chọn doanh nghiệp thuê quyền khai thác thực hiện theo hình thức nào?
- Hợp đồng cho thuê quyền khai thác tài sản phải có những nội dung nào?
Ai có thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải là việc Nhà nước chuyển giao quyền khai thác tài sản cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng hàng hải trong một khoảng thời hạn nhất định theo Hợp đồng để nhận một khoản tiền tương ứng.
2. Thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, tài sản hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
b) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan.
...
Như vậy, theo quy định trên, thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thuộc về:
(1) Thủ tướng Chính phủ: Đối với đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, tài sản hình thành từ dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư theo quy định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ý kiến của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan;
(2) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: Đối với đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải không thuộc phạm vi phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan.
Theo đó, hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác hàng hải gồm có:
- Văn bản đề nghị phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác hàng hải: 01 bản chính;
- Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản: 01 bản chính;
- Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
Ai có thẩm quyền phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định? (Hình từ Internet)
Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được phê duyệt thì việc lựa chọn doanh nghiệp thuê quyền khai thác thực hiện theo hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 14 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
...
5. Căn cứ Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức đấu giá để lựa chọn doanh nghiệp thuê quyền khai thác tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá và ký Hợp đồng cho thuê quyền khai thác tài sản theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp tham gia đấu giá phải đáp ứng điều kiện về năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định của pháp luật chuyên ngành hàng hải và pháp luật có liên quan.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được phê duyệt thì việc lựa chọn doanh nghiệp thuê quyền khai thác thực hiện thông qua hình thức đấu giá.
Doanh nghiệp tham gia đấu giá phải đáp ứng điều kiện về năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định của pháp luật chuyên ngành hàng hải và pháp luật có liên quan.
Hợp đồng cho thuê quyền khai thác tài sản phải có những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 14 Nghị định 43/2018/NĐ-CP, hợp đồng cho thuê quyền khai thác tài sản gồm 06 nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Thông tin của bên cho thuê;
(2) Thông tin của doanh nghiệp được thuê quyền khai thác tài sản;
(3) Danh mục tài sản cho thuê quyền khai thác;
(4) Thời hạn cho thuê; giá cho thuê tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải; phương thức và thời hạn thanh toán; trách nhiệm bảo trì và các nội dung cần thiết khác;
(5) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
(6) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Lưu ý: Trong thời hạn thực hiện Hợp đồng thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng hàng hải tự nguyện trả lại hoặc vi phạm Hợp đồng hoặc Nhà nước cần thiết phải thu hồi để phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, việc xử lý quyền, nghĩa vụ (nếu có) của các bên có liên quan thực hiện theo Hợp đồng, pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. (khoản 9 Điều 14 Nghị định 43/2018/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?