Ai có thẩm quyền phân cấp chấp thuận người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam?
Ai có thẩm quyền phân cấp chấp thuận người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 03/2024/TT-BNV quy định về thẩm quyền chấp thuận hoặc không chấp thuận đối với các hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài như sau:
Ban Tôn giáo Chính phủ được phân cấp thực hiện chấp thuận hoặc không chấp thuận đối với đề nghị về các nội dung sau đây:
- Cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo hoặc đào tạo tôn giáo ở nước ngoài.
- Phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử cho tín đồ của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam dự kiến làm chức sắc, chức việc cho tổ chức tôn giáo nước ngoài ở Việt Nam.
- Mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam thực hiện hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh hoặc hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo.
- Mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo cho tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.
- Mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo cho nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung.
- Người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam.
- Phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Như vậy, Ban Tôn giáo Chính phủ có thẩm quyền phân cấp thực hiện chấp thuận hoặc không chấp thuận đối với đề nghị về 07 nội dung trên, trong đó có có đề nghị nội dung người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam
Ai có thẩm quyền chấp thuận người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị để người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 49 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam như sau:
Người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam
1. Người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam phải là người cư trú hợp pháp ở Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, tự nguyện đăng ký học và được cơ sở đào tạo tôn giáo gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
2. Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên cơ sở đào tạo tôn giáo; họ và tên, quốc tịch của người đăng ký học, khóa học, thời gian học;
b) Bản dịch hộ chiếu của người đăng ký học sang tiếng Việt có công chứng.
c) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Như vậy, điều kiện để người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam phải là người cư trú hợp pháp ở Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam, tự nguyện đăng ký học và được cơ sở đào tạo tôn giáo gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.
Hồ sơ đề nghị để người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam bao gồm:
- Văn bản đề nghị nêu rõ tên cơ sở đào tạo tôn giáo; họ và tên, quốc tịch của người đăng ký học, khóa học, thời gian học;
- Bản dịch hộ chiếu của người đăng ký học sang tiếng Việt có công chứng.
Lưu ý: Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Phân cấp quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 03/2024/TT-BNV quy định về nguyên tắc phân cấp quản lý của Bộ Nội vụ cần đảm bảo, cụ thể như sau:
Nguyên tắc phân cấp quản lý
1. Việc phân cấp nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính của Chính phủ và bảo đảm sự quản lý thống nhất, toàn diện, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ trên phạm vi toàn quốc.
2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức được phân cấp; xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, khả năng thực hiện nhiệm vụ và phát huy vai trò, tính chủ động của cơ quan, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân cấp; bảo đảm điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được phân cấp.
3. Tuân thủ các quy định của Luật, Nghị định số 95/2023/NĐ-CP về trình tự, thủ tục, thẩm quyền khi thực hiện các nội dung được phân cấp và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, phân cấp quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ cần đảm bảo 03 nguyên tắc trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?