Ai có thẩm quyền cấp Thẻ Hòa giải viên? Thẻ Hòa giải viên được sử dụng vào những mục đích gì theo quy định hiện nay?
Thẻ Hòa giải viên là gì? Thẻ Hòa giải viên được sử dụng vào những mục đích gì?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định về Thẻ Hòa giải viên như sau:
Thẻ Hòa giải viên
1. Thẻ Hòa giải viên được cấp cho người được bổ nhiệm làm Hòa giải viên tại các Tòa án nhân dân, để sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án; không được sử dụng vào việc khác không thuộc nhiệm vụ Hòa giải viên.
2. Mẫu Thẻ Hòa giải viên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định, cụ thể như sau:
a) Kích thước: Chiều dài 95 mm, chiều rộng 62 mm;
b) Mặt trước: Nền xanh, trên cùng là dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phông chữ VnArialH đậm, màu đỏ, in hoa, cỡ chữ 10; ở giữa là logo Tòa án có đường kính 20 mm; phía dưới logo Tòa án là dòng chữ “THẺ HÒA GIẢI VIÊN” phông chữ VnArialH, màu đỏ, in hoa, cỡ chữ 13
c) Mặt sau: Nền trắng có hoa văn chìm, màu vàng; ở giữa có hình trống đồng in chìm; góc trên bên trái có logo Tòa án, đường kính 9.8 mm; góc dưới bên trái có ảnh của Hòa giải viên (cỡ 20x30 mm); có thông tin về họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, nhiệm kỳ, nơi làm việc, ngày cấp Thẻ Hòa giải viên.
d) Ảnh được đóng dấu chìm của cơ quan có thẩm quyền cấp.
Theo đó, có thể hiểu Thẻ Hòa giải viên là loại thẻ được cấp cho người được bổ nhiệm làm Hòa giải viên tại các Tòa án nhân dân. Thẻ này được sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án và không được sử dụng vào việc khác không thuộc nhiệm vụ Hòa giải viên.
Tải về mẫu Thẻ Hòa giải viên mới nhất 2023: Tại Đây
Thẻ Hòa giải viên (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền cấp Thẻ Hòa giải viên theo quy định hiện nay?
Theo Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định về thẩm quyền và trình tự, thủ tục cấp Thẻ Hòa giải viên như sau:
Thẩm quyền và trình tự, thủ tục cấp thẻ Hòa giải viên
1. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh cấp Thẻ Hòa giải viên cho người được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Trình tự, thủ tục cấp Thẻ Hòa giải viên
a) Người được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên làm Tờ khai đề nghị cấp Thẻ Hòa giải viên (theo Mẫu số 09, kèm theo 02 ảnh 20x30 mm) gửi Tòa án nơi mình làm việc.
b) Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc tiếp nhận tờ khai, kiểm tra đối chiếu thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi Tòa án nhân dân cấp tỉnh (qua đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh).
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai đề nghị cấp thẻ, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp Thẻ Hòa giải viên theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền cấp Thẻ Hòa giải viên cho những người được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý.
Muốn được bổ nhiệm làm Hòa giải viên thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về vấn đề này như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Công, hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
a) Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
b) Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
c) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
Như vậy, để được bổ nhiệm làm Hòa giải viên tại tòa án thì cần phải đáp ứng những điều kiện được nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?