Ai có thẩm quyền cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi? Thời hạn cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi là bao nhiêu ngày?
Ai có thẩm quyền cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi
1. Xây dựng chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
3. Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
5. Yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm.
6. Tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này.
7. Quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn bảo hiểm tiền gửi.
8. Chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này.
9. Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
...
Như vậy, tổ chức bảo hiểm tiền gửi là chủ thể có thẩm quyền cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Theo đó, tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. (khoản 4 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012).
Ai được cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi? Ai có thẩm quyền cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi? (hình từ internet)
Thời hạn cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi là bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi như sau:
Cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi
1. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai trương hoạt động, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
3. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm:
a) Đơn đăng ký tham gia bảo hiểm tiền gửi;
b) Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
...
Như vậy, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Hồ sơ đề nghị cấp bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi niêm yết tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi như sau:
Bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi niêm yết tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
1. Bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi niêm yết tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định tại Điều 15 Luật Bảo hiểm tiền gửi là bản sao do Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cấp từ sổ gốc.
2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cấp bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi căn cứ theo số lượng điểm giao dịch của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nhận tiền gửi của cá nhân.
3. Hồ sơ đề nghị cấp bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi trong đó ghi rõ số lượng bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi đề nghị cấp;
b) Danh sách điểm giao dịch có nhận tiền gửi của cá nhân chưa được cấp bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi để niêm yết;
c) Bản sao văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc thành lập điểm giao dịch đề nghị cấp bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi trong đó ghi rõ số lượng bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi đề nghị cấp;
- Danh sách điểm giao dịch có nhận tiền gửi của cá nhân chưa được cấp bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi để niêm yết;
- Bản sao văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc thành lập điểm giao dịch đề nghị cấp bản sao Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy vay tiền không thế chấp đơn giản, hợp pháp? Cho vay không thỏa thuận lãi suất được đòi tiền lãi tối đa bao nhiêu %?
- Trách nhiệm của đại lý thuế? Người nộp thuế phải thông báo về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ với đại lý thuế chậm nhất mấy ngày?
- Link xem trực tiếp Chung kết Mr World 2024 ở đâu? Chung kết Mr World 2024 vào lúc mấy giờ?
- Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp có được hỗ trợ trong hoạt động khuyến công?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày bao nhiêu âm, có phải ngày lễ lớn? Ngày 6 tháng 12 là ngày gì đối với Hội Cựu chiến binh Việt Nam?