Ai có quyền yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự? Chi phí tố tụng khi yêu cầu đo đạc đất đai trong tranh chấp đất đai do ai chịu?
- Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự là gì?
- Ai có quyền yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự?
- Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự?
- Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ tố tụng dân sự?
Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự là gì?
Theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 155. Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
1. Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là số tiền mà Tòa án tạm tính để tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
2. Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ căn cứ vào quy định của pháp luật."
Như vậy, đây là số tiền cần thiết và hợp lý mà người yêu cầu cần chi trả cho việc yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ.
Xem xét thẩm định tại chỗ
Ai có quyền yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự?
Căn cứ Điều 101 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định, cụ thể:
"Điều 101. Xem xét, thẩm định tại chỗ
1. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ với sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng cần xem xét, thẩm định và phải báo trước việc xem xét, thẩm định tại chỗ để đương sự biết và chứng kiến việc xem xét, thẩm định đó.
2. Việc xem xét, thẩm định tại chỗ phải được ghi thành biên bản. Biên bản phải ghi rõ kết quả xem xét, thẩm định, mô tả rõ hiện trường, có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự nếu họ có mặt, của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định và những người khác được mời tham gia việc xem xét, thẩm định. Sau khi lập xong biên bản, người xem xét, thẩm định phải yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định ký tên và đóng dấu xác nhận.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
4. Thẩm phán có quyền đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng được xem xét, thẩm định tại chỗ hỗ trợ trong trường hợp có hành vi cản trở việc xem xét, thẩm định tại chỗ."
Như vậy, yêu cầu đo đạc đất đai trong tranh chấp là yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ sẽ được tiến hành theo yêu cầu đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán sẽ tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong tố tụng dân sự?
Căn cứ Điều 156 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 156. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
1. Người yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của Tòa án.
2. Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ."
Đồng thời, tại Điều 158 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:
"Điều 158. Xử lý tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
1. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ không phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thì người phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
2. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án."
Từ những quy định trên cho thấy việc tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ do người yêu cầu nộp và được hoàn trả nếu thuộc trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ không phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ. Trường hợp nộp dư hoặc thiếu so với thực tế thì sẽ phải bổ sung hoặc được trả lại tiền thừa theo quyết định của Tòa án.
Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ tố tụng dân sự?
Theo Điều 157 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 157. Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được xác định như sau:
1. Đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
2. Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.
3. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
4. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật này thì nguyên đơn phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289, khoản 3 Điều 296 của Bộ luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
5. Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này thì người yêu cầu xem xét, thẩm định phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ."
Như vậy, đương sự có thể thỏa thuận về việc chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ. Nếu không thể thỏa thuận thì nghĩa vụ chịu chi phí này sẽ xét theo từng trường hợp trên mà thực hiện.
Từ bài viết trên cho thấy hiện nay không quy định cụ thể trường hợp của bạn có nên yêu cầu Tòa án tiến hành đo đạc trong tranh chấp đất đai hay không. Tuy nhiên, nếu bạn yêu cầu đo đạc nhằm mục đích chứng minh phần đất bị tranh chấp là của mình, nếu thấy cần thiết thì bạn có thể yêu cầu việc này. Khi bạn yêu cầu Tòa án xem xét việc đo đạc thì bạn có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí này theo Điều 156 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ethereum là gì? Ethereum có phải là tiền ảo? Ethereum có được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không?
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?
- Lịch dương tháng 12 2024 đầy đủ, chi tiết? Xem lịch âm dương tháng 12 2024 chi tiết? Tháng 12 2024 có bao nhiêu ngày?
- Mẫu bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị chuyển đảng chính thức mới nhất? Hướng dẫn cách viết?
- Ngày 28 tháng 11 là ngày gì? Ngày 28 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 28 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?