Ai có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu? Nếu công ty không ký lại hợp đồng lao động đã bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì sẽ xử lý như thế nào?
- Ai có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu?
- Quyền và lợi ích của người lao động khi làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu có được đảm bảo không?
- Có ký lại hợp đồng lao động mới khi hợp đồng lao động cũ bị tuyên vô hiệu toàn bộ hay không?
- Nếu công ty không ký lại hợp đồng lao động đã bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ do người giao kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền thì sẽ xử lý như thế nào?
Ai có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu?
Căn cứ theo Điều 401 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu như sau:
"Điều 401. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
1. Người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu khi có căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động.
2. Đơn yêu cầu của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, văn bản yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này."
Như vậy, người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền là người có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Không ký lại hợp đồng lao động đã bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì sẽ xử lý như thế nào?
Quyền và lợi ích của người lao động khi làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu có được đảm bảo không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như sau:
"2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại thực hiện như sau:
a) Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu;
b) Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định này;
c) Thời gian người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian làm việc của người lao động cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động."
Theo đó, khi người lao động làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi hợp đồng lao động được ký lại thì quyền và lợi ích của người lao động sẽ được bảo đảm thực hiện theo như quy định trên.
Có ký lại hợp đồng lao động mới khi hợp đồng lao động cũ bị tuyên vô hiệu toàn bộ hay không?
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động, theo đó khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động sẽ ký lại hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Nếu công ty không ký lại hợp đồng lao động đã bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ do người giao kết HĐLĐ không đúng thẩm quyền thì sẽ xử lý như thế nào?
Theo khoản 3 và khoản 4 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động cụ thể như sau:
"3. Trường hợp không ký lại hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì:
a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
4. Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự."
Như vậy, nêu công ty không ký lại hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì hai bên sẽ thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động. Khi chấm dứt hợp đồng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động và việc giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc sẽ được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?