Ai có quyền xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời khi hàng hóa trong nước không sản xuất được?
- Hàng hóa trong nước không sản xuất được thì ai có thẩm quyền xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời?
- Thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được quy định như thế nào?
- Bộ Công Thương sẽ xem xét không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp nào?
Hàng hóa trong nước không sản xuất được thì ai có thẩm quyền xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 37/2019/TT-BCT quy định phạm vi miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
Phạm vi miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức đối với một số hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Hàng hóa trong nước không sản xuất được;
2. Hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được;
3. Hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
...
Đối chiếu quy định trên, hàng hóa trong nước không sản xuất được thì được Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời.
Biện pháp phòng vệ thương mại (Hình từ Internet)
Thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 37/2019/TT-BCT quy định thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
Thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
1. Đối với trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo điểm a khoản 1 Điều 16 của Thông tư này, thời hạn miễn trừ không vượt quá thời hạn áp dụng của biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời đó.
2. Đối với trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo điểm b khoản 1 Điều 16 của Thông tư này, Cơ quan điều tra xem xét thời hạn miễn trừ không vượt quá 18 tháng tính từ ngày quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó hoặc đến ngày 31 tháng 12 của năm tiếp theo.
3. Đối với trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo điểm c khoản 1 Điều 16 của Thông tư này, Cơ quan điều tra xem xét thời hạn miễn trừ không vượt quá 18 tháng tính từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ hoặc tính từ ngày Quyết định miễn trừ được ban hành.
...
Theo đó, thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được quy định như trên.
Bộ Công Thương sẽ xem xét không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 13 Thông tư 37/2019/TT-BCT quy định tiêu chí xem xét và hình thức miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:
Tiêu chí xem xét và hình thức miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
...
2. Trong từng vụ việc cụ thể, việc xem xét hàng hóa được đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong phạm vi quy định tại Điều 10 Thông tư này dựa trên một hoặc một số tiêu chí như sau:
a) Quy định về danh mục hàng hóa trong nước không sản xuất được, kết luận điều tra, quy chuẩn, tiêu chuẩn, ý kiến cơ quan, tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng, các tài liệu kỹ thuật liên quan khác;
b) Thành phần; đặc tính vật lý; đặc tính hóa học; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; mục đích sử dụng;
c) Khả năng sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước so với hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ;
d) Khả năng thay thế của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước với hàng hóa được đề nghị xem xét miễn trừ.
3. Trong từng vụ việc cụ thể, việc xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo một trong các hình thức thực hiện sau:
a) Không giới hạn về đối tượng sử dụng, mục đích sử dụng, khối lượng, số lượng hàng hóa được miễn trừ trong trường hợp phân biệt được sự khác biệt giữa hàng hóa đề nghị miễn trừ và hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;
b) Hạn chế về khối lượng, số lượng hàng hóa được miễn trừ, mục đích được miễn trừ.
4. Bộ Công Thương xem xét không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp việc áp dụng biện pháp miễn trừ có khả năng dẫn đến hành vi gian lận nhằm lẩn tránh việc bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Như vậy, Bộ Công Thương xem xét không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp việc áp dụng biện pháp miễn trừ có khả năng dẫn đến hành vi gian lận nhằm lẩn tránh việc bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?