Ai có quyền quy định chỉnh lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước? Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện trong các trường hợp nào?
Ai có quyền quy định chỉnh lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước? Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện khi nào?
Căn cứ Điều 31 Luật Đất đai 2013 quy định lập chỉnh lý bản đồ địa chính như sau:
Lập, chỉnh lý bản đồ địa chính
1. Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
2. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện khi có sự thay đổi về hình dạng kích thước diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước; điều kiện hành nghề đo đạc địa chính.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính ở địa phương.
Đối chiếu quy định trên, việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện khi có sự thay đổi về hình dạng kích thước diện tích thửa đất và các yếu tố khác có liên quan đến nội dung bản đồ địa chính.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước; điều kiện hành nghề đo đạc địa chính.
Ai có quyền quy định chỉnh lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước? (Hình từ Internet)
Bản đồ địa chính được hiểu như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định bản đồ địa chính được hiểu là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện trong các trường hợp nào?
Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được quy định tại Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định như sau:
Đo đạc chỉnh lý, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính
1. Chỉnh lý bản đồ địa chính
1.1. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới (trừ các đối tượng là công trình, xây dựng và tài sản trên đất);
b) Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất);
c) Thay đổi diện tích thửa đất;
d) Thay đổi mục đích sử dụng đất;
đ) Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất;
e) Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp;
g) Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ Quốc gia;
h) Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình;
i) Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.
1.2. Cơ sở để quyết định thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính
....
1.3. Khi chỉnh lý các thay đổi về ranh giới thửa đất thì việc thể hiện nội dung và lưu thông tin chỉnh lý thực hiện như sau:
....
1.4. Khi đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính được phép thực hiện bằng các phương pháp đo đạc đơn giản như: giao hộ cạnh, dóng thẳng hàng, đo bằng thước dây, chuyển vẽ từ bản đồ quy hoạch... và sử dụng các điểm khởi tính gồm: các điểm tọa độ từ lưới khống chế đo vẽ, lưới điểm trạm đo cũ trở lên; các điểm góc thửa đất, góc công trình xây dựng chính có trên bản đồ và hiện còn tồn tại ở thực địa; độ chính xác chỉnh lý thực hiện theo quy định về độ chính xác của bản đồ địa chính.
1.5. Việc chỉnh lý số thứ tự thửa đất, số thứ tự mảnh bản đồ địa chính được quy định như sau:
...
2. Đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính
....
3. Đo vẽ lại bản đồ địa chính
...
4. Mảnh bản đồ địa chính được biên tập để in lại trong các trường hợp sau:
...
Như vậy, có 09 trường hợp phải chỉnh lý bản đồ địa chính:
- Xuất hiện thửa đất và các đối tượng chiếm đất mới (trừ các đối tượng là công trình, xây dựng và tài sản trên đất).
+ Xuất hiện thửa đất mới do tách thửa, hợp thửa,…
+ Các đối tượng chiếm đất mới như: Đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến.
- Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất).
- Thay đổi diện tích thửa đất.
- Thay đổi mục đích sử dụng đất.
- Thay đổi thông tin về tình trạng pháp lý của thửa đất.
- Thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp.
- Thay đổi về điểm tọa độ địa chính và điểm tọa độ quốc gia.
- Thay đổi về mốc giới và hành lang an toàn công trình.
- Thay đổi về địa danh và các ghi chú trên bản đồ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?