Ai có quyền cấp giấy phép cho cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái?
- Ai có quyền cấp giấy phép cho cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái gồm những gì?
- Trình tự thực hiện cấp giấy phép cho cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay không người lái như thế nào?
Ai có quyền cấp giấy phép cho cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 36/2008/NĐ-CP giải thích thì Tàu bay không người lái là thiết bị bay mà việc điều khiển, duy trì hoạt động của chuyến bay không cần có sự tham gia điều khiển trực tiếp của phi công, tổ lái trên thiết bị bay đó.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định như sau:
Thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
1. Thẩm quyền cấp giấy phép
Cục Tác chiến cấp giấy phép sau khi có ý kiến đồng ý của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu.
...
Như vậy, Cục Tác chiến có thẩm quyền cấp giấy phép cho cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái sau khi có ý kiến đồng ý của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu.
Cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép cho cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái thực hiện theo Mẫu số 01/ĐĐNCP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 35/2017/TT-BQP;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư;
- Danh mục các thiết bị kiểm tra tàu bay không người lái;
- Danh sách chứng chỉ ngành nghề kỹ thuật của nguồn nhân lực;
- Quy trình sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) còn hiệu lực của Chủ cơ sở hoặc số định danh cá nhân (nếu có).
Trình tự thực hiện cấp giấy phép cho cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay không người lái như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định về thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái.
Theo đó, chủ cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ được quy định hướng dẫn cụ thể trên gửi qua đường bưu điện đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu theo địa chỉ sau:
- Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu, số 1, đường Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; số điện thoại liên hệ: 069 696108; số fax: 04 37337994.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Tác chiến phải có văn bản thông báo cho Chủ cơ sở biết để hoàn thiện theo quy định.
Kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định, tổng hợp báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu và cấp giấy phép cho Chủ cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái.
Đồng thời, thông báo bằng văn bản cho chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Quân khu biết trong 15 ngày đối với đề nghị cấp phép cho cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay không người lái.
Trường hợp không cấp giấy phép, Cục Tác chiến phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?