Ai có quyền bổ nhiệm Tổng Giám đốc Tổng công ty cao su Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng Quản trị?
- Ai có quyền bổ nhiệm Tổng Giám đốc Tổng công ty cao su Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng Quản trị?
- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty cao su Việt Nam có được kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Tổng công ty không?
- Tổng Giám đốc Tổng công ty cao su Việt Nam cùng ai ký nhận vốn và các nguồn lực khác của Nhà nước giao cho Tổng công ty?
Ai có quyền bổ nhiệm Tổng Giám đốc Tổng công ty cao su Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng Quản trị?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty cao su Việt Nam được phê chuẩn tại Nghị định 43-CP năm 1995 quy định như sau:
1. Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng Quản trị. Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty.
2. Phó Tổng Giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo phân công của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc phân công thực hiện.
3. Kế toán trưởng Tổng công ty giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
4. Văn phòng, các phòng (ban) chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.
Như vậy, Tổng Giám đốc Tổng công ty cao su Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng Quản trị.
Ai có quyền bổ nhiệm Tổng Giám đốc Tổng công ty cao su Việt Nam theo đề nghị của Hội đồng Quản trị? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty cao su Việt Nam có được kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Tổng công ty không?
Theo quy định khoản 5 Điều 15 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty cao su Việt Nam được phê chuẩn tại Nghị định 43-CP năm 1995 quy định như sau:
...
5. Chủ tịch Hội đồng Quản trị không kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty.
6. Nhiệm kỳ các thành viên Hội đồng Quản trị là 5 năm. Thành viên Hội đồng Quản trị có thể được bổ nhiệm lại. Thành viên Hội đồng Quản trị bị miễn nhiệm và được thanh thế trong những trường hợp sau:
a) Vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ Tổng công ty;
b) Không đủ khả năng đảm nhiệm công việc và theo đề nghị của ít nhất 2/3 thành viên đương nhiệm của Hội đồng Quản trị;
c) Xin từ nhiệm, nếu có lý do chính đáng;
d) Khi có quyết định điều chuyển hoặc bố trí công việc khác.
7. Chủ tịch Hội đồng Quản trị có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Quản trị quy định tại khoản 2 của Điều này.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty cao su Việt Nam không được kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Tổng công ty.
Tổng Giám đốc Tổng công ty cao su Việt Nam cùng ai ký nhận vốn và các nguồn lực khác của Nhà nước giao cho Tổng công ty?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty cao su Việt Nam được phê chuẩn tại Nghị định 43-CP năm 1995 quy định như sau:
Tổng Giám đốc có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Cùng Chủ tịch Hội đồng Quản trị ký nhận vốn (kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao cho Tổng công ty. Phân giao các nguồn lực đã nhận của Nhà nước cho các đơn vị thành viên Tổng công ty theo phương án đã được Hội đồng Quản trị phê duyệt. Kiến nghị Hội đồng Quản trị điều chỉnh vốn các nguồn lực khác khi phân giao lại các đơn vị thành viên và điều chỉnh khi có sự thay đổi nhiệm vụ của các đơn vị thành viên theo hình thức tăng, giảm vốn;
2. Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo phương án được Hội đồng Quản trị phê duyệt. Xây dựng phương án huy động vốn trình Hội đồng Quản trị phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án đó. Thực hiện và chỉ đạo Công ty Tài chính của Tổng công ty thực hiện việc huy động vốn, cho vay vốn phục vụ yêu cầu vốn của Tổng công ty và của các đơn vị thành viên;
3. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm, kế hoạch chương trình hoạt động, các phương án bảo vệ và khai thác tài nguyên của Tổng công ty, dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác đầu tư với nước ngoài, phương án liên doanh, phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị thành viên, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong Tổng công ty, các biện pháp thực hiện những hợp đồng kinh tế có giá trị lớn để trình Hội đồng Quản trị xem xét quyết định hoặc trình tiếp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Tổ chức thực hiện chiến lược và các kế hoạch, phương án, dự án, biện pháp đã được phê duyệt;
...
Như vậy, Tổng Giám đốc Tổng công ty cao su Việt Nam cùng với Chủ tịch Hội đồng Quản trị ký nhận vốn (kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước để quản lý, sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao cho Tổng công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?