Ai có quyền bổ nhiệm Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự? Trách nhiệm của Tổng Cục trưởng là gì?
Ai có quyền bổ nhiệm Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự?
Người có quyền bổ nhiệm Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định 19/2023/QĐ-TTg như sau:
Cơ cấu công chức, viên chức của Tổng cục Thi hành án dân sự
1. Tổng cục Thi hành án dân sự có cơ cấu nhân sự sau đây:
a) Tổng Cục trưởng và không quá 04 Phó Tổng cục trưởng
b) Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án và công chức khác;
c) Viên chức.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu công chức, tổ chức của các tổ chức giúp việc Tổng Cục trưởng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị thuộc cấp mình quản lý theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và theo quy định của pháp luật.
2. Tổng Cục trưởng và các Phó Tổng cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức theo quy định của pháp luật.
3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục. Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công phụ trách.
Theo quy định trên, người có quyền bổ nhiệm Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự là Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Tổng Cục Thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 469/QĐ-TCTHADS năm 2020 thì Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có những trách nhiệm sau:
- Chủ động tổ chức thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục và chịu trách nhiệm cá nhân trước Lãnh đạo Bộ và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành Tổng cục;
- Điều hành Tổng cục chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, Quy chế làm việc của Bộ, các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương nơi đóng trụ sở; ban hành và kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế làm việc của Tổng cục theo hướng dẫn của Bộ; ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phần mềm trong phân công nhiệm vụ, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Tổng cục;
- Phân công công tác cho Phó Tổng cục trưởng và chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của Phó Tổng cục trưởng;
- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Tổng cục; phân công công tác cho các đơn vị và Thủ trưởng đơn vị trực tiếp phụ trách;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Bộ giao hoặc theo quy định của pháp luật; được Lãnh đạo Bộ ủy quyền giải quyết một số công việc và phải chịu trách nhiệm về nội dung được ủy quyền;
- Khi vắng mặt tại cơ quan trong ngày làm việc thì phải ủy quyền cho một Phó Tổng cục trưởng quản lý, điều hành Tổng cục. Trường hợp vắng mặt từ 02 ngày làm việc trở lên thì phải ủy quyền bằng văn bản cho Phó Tổng cục trưởng và phải báo cáo Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách đơn vị (trừ trường hợp đi tháp tùng Bộ trưởng), đồng thời thông báo cho Chánh Văn phòng Bộ biết. Phó Tổng cục trưởng được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng, Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách và trước pháp luật về hoạt động của Tổng cục trong thời gian được ủy quyền và phải báo cáo Tổng Cục trưởng kết quả thực hiện công việc của Tổng cục trong thời gian được ủy quyền;
- Phối hợp với Thủ trưởng đơn vị khác xử lý kịp thời những vấn đề có liên quan đến công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục và thực hiện nhiệm vụ chung của Bộ;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan khác; thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, quản lý kinh phí hành chính và thực hiện chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức của Tổng cục; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
Quyết định tập thể của Tổng cục Thi hành án dân sự được thông qua khi nào?
Điều kiện thông qua quyết định tập thể của Tổng cục Thi hành án dân sự được quy định tại khoản 5 Điều 3 Quy chế làm việc của Tổng cục Thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 469/QĐ-TCTHADS năm 2020 như sau:
Tổng Cục trưởng
...
5. Việc thảo luận tập thể Lãnh đạo Tổng cục quy định tại khoản 4 Điều này được thực hiện khi có quá nửa số Lãnh đạo Tổng cục tham dự. Trong trường hợp không có điều kiện tổ chức thảo luận tập thể, theo sự chỉ đạo của Tổng Cục trưởng, đơn vị được giao thực hiện việc lấy ý kiến các Phó Tổng cục trưởng trước khi trình Tổng Cục trưởng quyết định. Các quyết định tập thể của Tổng cục phải được quá nửa tổng số Lãnh đạo Tổng cục đồng ý thông qua. Khi biểu quyết tại phiên họp hoặc dùng Phiếu lấy ý kiến, nếu số phiếu đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Tổng Cục trưởng.
Như vậy, quyết định tập thể của Tổng cục Thi hành án dân sự được thông qua khi được quá nửa tổng số Lãnh đạo Tổng cục đồng ý thông qua.
Trường hợp biểu quyết tại phiên họp hoặc dùng Phiếu lấy ý kiến, nếu số phiếu đồng ý và không đồng ý bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Tổng Cục trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?