Ai có quyền bổ nhiệm công chức vào ngạch Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao theo quy định?
Ai có quyền bổ nhiệm công chức vào ngạch Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao theo quy định?
Thẩm quyền bổ nhiệm công chức vào ngạch Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao được căn cứ theo khoản 3 Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Thẩm tra viên
1. Thẩm tra viên là công chức chuyên môn của Tòa án đã làm Thư ký Tòa án từ 05 năm trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên.
Thẩm tra viên có các ngạch:
a) Thẩm tra viên;
b) Thẩm tra viên chính;
c) Thẩm tra viên cao cấp.
Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thẩm tra viên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
...
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên tại Tòa án nhân dân tối cao và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền bổ nhiệm công chức vào ngạch Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao.
Ai có quyền bổ nhiệm công chức vào ngạch Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao theo quy định? (Hình từ Internet)
Công chức được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Công chức được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn được căn cứ theo khoản 4 Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Thẩm tra viên
...
4. Thẩm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
b) Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án;
c) Thẩm tra viên về thi hành án giúp Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
...
Như vậy, công chức được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
- Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án;
- Thẩm tra viên về thi hành án giúp Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Ngoài ra, công chức được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Việt Nam có bao nhiêu Tòa án nhân dân cấp cao?
Tổ chức Tòa án nhân dân được căn cứ theo Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có hiệu lực từ ngày 01/6/2015 như sau:
Tổ chức Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân tối cao.
2. Tòa án nhân dân cấp cao.
3. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
5. Tòa án quân sự.
Có thể thấy tổ chức Tòa án nhân dân gồm:
- Tòa án nhân dân tối cao.
- Tòa án nhân dân cấp cao.
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
- Tòa án quân sự.
Ngày 14/05/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội của Quốc hội khóa 13 đã thông qua nghị quyết thành lập 3 Tòa án nhân dân cấp cao. Hiện nay, cả nước có 3 Tòa án nhân dân cấp cao được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?