Ai có quyền bầu Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc? Số lượng Ủy viên Ban chấp hành do ai quyết định?
Ai có quyền bầu Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc? Số lượng Ủy viên Ban chấp hành do ai quyết định?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định Ban Chấp hành Hội Luật gia trực thuộc như sau:
Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc
1. Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc do Đại hội Chi hội bầu theo nhiệm kỳ 5 năm. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định.
Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc là cơ quan lãnh đạo Chi hội Luật gia trực thuộc giữa hai kỳ Đại hội.
...
Đối chiếu quy định trên, Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc do Đại hội Chi hội bầu theo nhiệm kỳ 5 năm.
Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định.
Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc là cơ quan lãnh đạo Chi hội Luật gia trực thuộc giữa hai kỳ Đại hội.
Ai có quyền bầu Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc theo nhiệm kỳ 5 năm? (Hình từ Internet)
Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc có những quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định Ban Chấp hành Hội Luật gia trực thuộc như sau:
Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc
...
2. Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Báo cáo kết quả Đại hội, kết quả bầu, miễn nhiệm Ban Chấp hành, Chi hội trưởng, Chi hội phó với Hội Luật gia cấp trên trực tiếp; lãnh đạo hội viên thực hiện Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành Hội cấp trên và Nghị quyết Đại hội Chi hội, thực hiện các nhiệm vụ và quyền của hội viên theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Điều lệ này;
b) Bầu, miễn nhiệm, đề nghị bãi nhiệm Chi hội trưởng, Chi hội phó;
c) Làm thủ tục đề nghị kết nạp hội viên, khai trừ ra khỏi Hội, thu hồi thẻ Hội viên theo quy định tại Điều 11 của Điều lệ này;
d) Bảo vệ lợi ích chính đáng của hội viên; quan tâm, thăm hỏi, giúp đỡ hội viên;
đ) Đề nghị khen thưởng hội viên có thành tích; đề nghị xử lý kỷ luật đối với hội viên vi phạm pháp luật, Điều lệ Hội; xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền kết nạp hội viên, quyết định đối với hội viên xin ra khỏi Hội;
e) Thu, nộp và sử dụng hội phí theo quy định;
g) Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động lên Hội Luật gia cấp trên trực tiếp theo quy định.
...
Theo đó, Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc có những quyền hạn sau đây:
- Báo cáo kết quả Đại hội, kết quả bầu, miễn nhiệm Ban Chấp hành, Chi hội trưởng, Chi hội phó với Hội Luật gia cấp trên trực tiếp; lãnh đạo hội viên thực hiện Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành Hội cấp trên và Nghị quyết Đại hội Chi hội, thực hiện các nhiệm vụ và quyền của hội viên theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Điều lệ này;
- Bầu, miễn nhiệm, đề nghị bãi nhiệm Chi hội trưởng, Chi hội phó;
- Làm thủ tục đề nghị kết nạp hội viên, khai trừ ra khỏi Hội, thu hồi thẻ Hội viên theo quy định tại Điều 11 của Điều lệ này;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của hội viên; quan tâm, thăm hỏi, giúp đỡ hội viên;
- Đề nghị khen thưởng hội viên có thành tích; đề nghị xử lý kỷ luật đối với hội viên vi phạm pháp luật, Điều lệ Hội; xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền kết nạp hội viên, quyết định đối với hội viên xin ra khỏi Hội;
- Thu, nộp và sử dụng hội phí theo quy định;
- Báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động lên Hội Luật gia cấp trên trực tiếp theo quy định.
Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc họp thường kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Theo khoản 3 Điều 28 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định Ban Chấp hành Hội Luật gia trực thuộc như sau:
Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc
...
3. Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc họp thường kỳ ba tháng một lần và có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chi hội trưởng hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành.
Như vậy, Ban Chấp hành Chi hội Luật gia trực thuộc họp thường kỳ ba tháng một lần và có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chi hội trưởng hoặc trên 1/2 tổng số Ủy viên Ban Chấp hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?