23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
Có bao nhiêu nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự?
Theo quy định tại Chương II Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, có 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự như sau:
(1) Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự (Theo Điều 3 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(2) Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Theo Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(3) Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Theo Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(4) Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Theo Điều 6 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(5) Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền (Theo Điều 7 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(6) Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự (Theo Điều 8 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(7) Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Theo Điều 9 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(8) Hòa giải trong tố tụng dân sự (Theo Điều 10 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(9) Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự (Theo Điều 11 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(10) Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Theo Điều 12 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(11) Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (Theo Điều 13 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(12) Tòa án xét xử tập thể (Theo Điều 14 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(13) Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai (Theo Điều 15 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(14) Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự (Theo Điều 16 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(15) Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm (Theo Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(16) Giám đốc việc xét xử (Theo Điều 18 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(17) Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án (Theo Điều 19 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(18) Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự (Theo Điều 20 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(19) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (Theo Điều 21 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(20) Trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án (Theo Điều 22 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(21) Việc tham gia tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Theo Điều 23 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(22) Bảo đảm tranh tụng trong xét xử (Theo Điều 24 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
(23) Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự (Theo Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai? (Hình từ Internet)
Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự?
Căn cứ quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Trong tố tụng dân sự, mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu?
Hiện nay, mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai sẽ được áp dụng theo mẫu số Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên bản sơ kết học kỳ 1 Tiểu học năm học 2024 2025? Báo cáo sơ kết học kỳ 1 lớp chủ nhiệm tiểu học năm học 2024 2025?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu bầu cử chủ tịch công đoàn cơ sở là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử?
- Mức đầu tư tối thiểu để trường tiểu học tư thục phát triển hoạt động giáo dục là bao nhiêu theo quy định?
- Danh sách ngắn có phải là danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm không?
- Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là ai? Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp khi doanh nghiệp nộp đủ lệ phí đúng không?