15 tháng 12 âm là ngày bao nhiêu dương? Cúng rằm tháng chạp có phải là hoạt động mê tín dị đoan?
15 tháng 12 âm là ngày bao nhiêu dương? Mâm cúng Rằm tháng Chạp có gì?
Dưới đây là lịch tháng 1 năm 2025:
Như vậy, 15 tháng 12 âm lịch 2024 là ngày 14 tháng 1 năm 2025 dương lịch. 15 tháng 12 âm là ngày rằm tháng chạp. Rằm tháng chạp là ngày rằm tháng 12 là ngày rằm cuối cùng của năm 2024 tính theo lịch âm.
Rằm tháng Chạp hay rằm tháng 12 âm lịch là ngày trăng tròn của tháng cuối cùng trong năm âm lịch (ngày 15 tháng Chạp). Trong ngày này các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng rằm tháng chạp.
Lễ cúng rằm tháng chạp 2024 (15/12 âm lịch) là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam, với nhiều ý nghĩa sâu sắc:
Rằm tháng Chạp là dịp để tạ ơn các vị thần linh, các đấng bề trên đã phù hộ cho gia đình trong suốt năm qua. Người Việt thường làm lễ cúng tại nhà và chùa để bày tỏ lòng biết ơn.
Cúng rằm tháng Chạp cũng là thời điểm quan trọng để tổng kết một năm làm ăn, sinh sống. Theo quan niệm dân gian, đây là ngày Táo Quân chuẩn bị về trời để báo cáo việc trần gian với Ngọc Hoàng, nên gia đình thường làm lễ cúng để cầu mong một năm mới an lành, may mắn.
Mâm cúng Rằm tháng Chạp thường gồm các món chay như xôi, chè, hoa quả, bánh trái và đặc biệt không thể thiếu mứt Tết - báo hiệu không khí Tết đang đến gần. Nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm các món mặn như gà, xôi gấc để cúng ông bà tổ tiên.
"Trên đây là thông tin về 15 tháng 12 âm là ngày bao nhiêu dương? Mâm cúng rằm tháng chạp 2024 có gì?"
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
15 tháng 12 âm là ngày bao nhiêu dương? Cúng rằm tháng chạp có phải là hoạt động mê tín dị đoan? (hình từ internet)
Cúng rằm tháng chạp có phải là hoạt động mê tín dị đoan?
Căn cứ tại khoản 1, 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì:
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL như sau:
Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
...
4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.
Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP như sau:
Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung:
...
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;
…
Như vậy, như đã phân tích ở trên, cúng rằm tháng chạp 2024 là một hoạt động tín ngưỡng thờ cúng dân gian để cầu mong sự bình an về tinh thần nên không gọi là mê tín dị đoan.
Tuy nhiên, nếu hoạt động cúng rằm tháng chạp với mục đích trục lợi, lợi dụng lòng tin của người dân, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức thì đó là hoạt động mê tín dị đoan.
Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan khi cúng rằm tháng chạp bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
...
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;
b) Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Ngoài ra, theo Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định trên, hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan khi cúng rằm tháng chạp có thể bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đồng thời, thực hiện biện pháp khác phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan
Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức vi phạm cùng một hành vi thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Hành nghề mê tín dị đoan có bị đi tù không?
Căn cứ tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định hình phạt đối với tội hành nghề mê tín dị đoan như sau:
Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
- Làm chết người;
- Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, tuy theo mức độ phạm tội người hành nghề mê tín dị đoan có thể bị đi tù
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại mới nhất theo Thông tư 54?
- Ngày đẹp khai xuân 2025? Khai xuân 2025 ngày nào đẹp? Người dân có được sử dụng pháo hoa Tết Âm lịch 2025 không?
- Đèn vàng nhấp nháy có được đi không? Lỗi vượt đèn vàng xe máy bị phạt bao nhiêu tiền từ năm 2025?
- Ngày 18 tháng 1 là ngày gì? Ngày 18 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 18 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm?
- Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre là ngày 17 tháng 1 phải không? Tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre thế nào?