09 biện pháp xử lý nguồn nước sau ảnh hưởng mưa lũ theo tiêu chuẩn Bộ Y tế? Hướng dẫn chi tiết cách xử lý?

09 biện pháp xử lý nguồn nước sau ảnh hưởng mưa lũ theo tiêu chuẩn Bộ Y tế? Hướng dẫn chi tiết cách xử lý? Hoạt động khắc phục hậu quả ảnh hưởng mưa lũ được tiến hành như thế nào? Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với vùng ngập lụt được quy định như thế nào?

09 biện pháp xử lý nguồn nước sau ảnh hưởng mưa lũ theo tiêu chuẩn Bộ Y tế? Hướng dẫn chi tiết cách xử lý?

Tham khảo 09 biện pháp xử lý nguồn nước và hướng dẫn chi tiết cách xử lý nguồn nước do ảnh hưởng mưa lũ theo tiêu chuẩn Bộ Y tế ngay sau đây:

(1) Tải về Quy trình chung xử lý nước ăn uống;

(2) Tải về Các bước làm trong nước;

(3) Tải về Khử trùng nước giếng;

(4) Tải về Làm trong nước giếng;

(5) Tải về Thau rửa giếng khơi, giếng đào;

(6) Tải về Xử lý các giếng nước để ăn, uống và sinh hoạt;

(7) Tải về Xử lý nước và vệ sinh môi trường bão lụt;

(8) Tải về Cách khử trùng nước uống;

(9) Tải về Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường.

Lưu ý:

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Để đảm bảo an toàn về sức khỏe, tài sản sau thiên tai, người dân vùng ngập lụt cần có những biện pháp để đảm bảo vệ sinh, phòng tránh bệnh tật do ô nhiễm, trở lại cuộc sống bình thường. Tham khảo một số biện pháp khắc phục ảnh hưởng mưa lũ sau đây:

1. Chỉ được di chuyển từ nơi sơ tán trở về nhà khi có lệnh của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, cứu hộ cứu nạn.

2. Kiểm tra lại nhà ở, các thiết bị điện trước khi sử dụng đề phòng tai nạn, điện giật.

3. Khắc phục, sửa chữa nhà cửa, hệ thống điện, cấp nước, thông tin.

4. Tham gia cùng chính quyền dọn dẹp vệ sinh, sửa chữa cơ sở hạ tầng, dập dịch bệnh và xử lý môi trường.

5. Vệ sinh nhà cửa, vật dụng và môi trường xung quanh nơi ở, khu vực công cộng.

6. Đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng tránh dịch bệnh sau lũ.

*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Hoạt động khắc phục hậu quả ảnh hưởng mưa lũ được tiến hành như thế nào?

Hoạt động khắc phục hậu quả ảnh hưởng mưa lũ được được quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 cụ thể như sau:

- Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân;

- Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả;

- Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất;

- Cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường;

- Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;

- Sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai.

09 biện pháp xử lý nguồn nước sau ảnh hưởng mưa lũ theo tiêu chuẩn Bộ Y tế? Hướng dẫn chi tiết cách xử lý?

09 biện pháp xử lý nguồn nước sau ảnh hưởng mưa lũ theo tiêu chuẩn Bộ Y tế? Hướng dẫn chi tiết cách xử lý nguồn nước do ảnh hưởng mưa lũ? (Hình từ Internet)

Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với vùng ngập lụt được quy định như thế nào?

Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 cụ thể như sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.

- Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.

- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.

- Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

- Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.

- Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.

- Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Khắc phục hậu quả thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức hỗ trợ người dân bị mất nhà, sửa chữa nhà ở do thiệt hại của bão lũ gây ra là bao nhiêu theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà ở hư hỏng do bão lũ gây ra? Đối tượng nào thuộc diện được hỗ trợ?
Pháp luật
Nhà bị sập, cuốn trôi do bão, lũ lụt gây ra có được Nhà nước hỗ trợ? Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở?
Pháp luật
Hướng dẫn quản lý gia súc gia cầm trong khi ngập lụt? Mức hỗ trợ thiệt hại đối với gia súc gia cầm là bao nhiêu?
Pháp luật
10 biện pháp cấp bách đối với y tế để khắc phục hậu quả bão lũ theo hướng dẫn Bộ Y tế đối với tuyến tỉnh?
Pháp luật
Một số hoá chất khử trùng nước sau bão lụt thông dụng? Phòng bệnh ngoài da do nước theo hướng dẫn Bộ Y tế?
Pháp luật
Cloramin B là gì? Có nên dùng Cloramin B để khử trùng nguồn nước đối với bệnh tả sau bão không?
Pháp luật
Hướng dẫn xử lý nước ăn uống và xử lý vệ sinh môi trường sau bão lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế?
Pháp luật
09 biện pháp xử lý nguồn nước sau ảnh hưởng mưa lũ theo tiêu chuẩn Bộ Y tế? Hướng dẫn chi tiết cách xử lý?
Pháp luật
Hỗ trợ thiệt hại đào, quất Nhật Tân sau trận lũ lịch sử do ảnh hưởng bão số 3? Tải về mẫu đề nghị hỗ trợ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khắc phục hậu quả thiên tai
204 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khắc phục hậu quả thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khắc phục hậu quả thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào