05 Nguyên tắc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước cần phải tuân thủ là gì? Phương tiện công bố thông tin là gì?
05 Nguyên tắc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước cần phải tuân thủ là gì?
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 47/2021/NĐ-CP thì việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
(1) Việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch về hoạt động của doanh nghiệp; bảo đảm tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước và xã hội.
(2) Việc công bố thông tin do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện.
- Trường hợp thực hiện công bố thông tin thông qua người được ủy quyền, doanh nghiệp phải gửi Giấy ủy quyền theo mẫu quy định đến cơ quan đại diện chủ sở hữu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời công khai nội dung này trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và chính xác của thông tin được công bố.
(3) Báo cáo công bố thông tin được xây dựng theo đúng mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 47/2021/NĐ-CP và được chuyển sang dữ liệu dưới dạng điện tử (định dạng file là PDF, Word, Exel).
- Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại báo cáo nêu tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 47/2021/NĐ-CP. Ngôn ngữ thực hiện công bố thông tin là tiếng Việt.
(4) Báo cáo công bố thông tin qua mạng điện tử của doanh nghiệp có giá trị pháp lý như bản giấy, là cơ sở đối chiếu, so sánh, xác thực thông tin phục vụ cho công tác thu thập, tổng hợp thông tin; kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
(5) Báo cáo công bố thông tin phải được duy trì trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu và Cổng thông tin doanh nghiệp tối thiểu 05 năm. Doanh nghiệp công bố thông tin thực hiện việc bảo quản, lưu trữ thông tin đã báo cáo, công bố theo quy định của pháp luật.
05 Nguyên tắc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước cần phải tuân thủ là gì? Phương tiện công bố thông tin là gì? (hình từ internet)
Phương tiện công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước là gì?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức và phương tiện công bố thông tin.
1. Hình thức công bố thông tin gồm văn bản và dữ liệu điện tử.
2. Các phương tiện báo cáo, công bố thông tin bao gồm:
a) Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
b) Cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
c) Cổng thông tin doanh nghiệp.
3. Trường hợp thời điểm thực hiện công bố thông tin trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật, doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công bố thông tin vào ngày làm việc đầu tiên ngay sau ngày nghỉ, ngày lễ kết thúc.
4. Việc công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng khác do cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định.
Như vậy, các phương tiện báo cáo, công bố thông tin bao gồm:
- Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
- Cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
- Cổng thông tin doanh nghiệp.
Nội dung tài khoản công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước trên Cổng thông tin doanh nghiệp là gì
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 47/2021/NĐ-CP thì tài khoản công bố thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp như sau:
Tài khoản công bố thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thiết lập và hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tài khoản công bố thông tin. Doanh nghiệp sử dụng tài khoản công bố thông tin để cập nhật thông tin cơ bản của doanh nghiệp và đăng tải báo cáo trên Cổng thông tin doanh nghiệp.
2. Tài khoản công bố thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
a) Thông tin về người đại diện theo pháp luật: Họ và tên, số chứng minh nhân dân/số thẻ căn cước công dân; số điện thoại; thư điện tử; chức vụ.
b) Thông tin cơ bản về doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, thư điện tử, trang thông tin điện tử; cơ quan đại diện chủ sở hữu; tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp phải đổi mật khẩu trong vòng 01 đến 03 ngày làm việc kể từ ngày được cung cấp tài khoản và có trách nhiệm bảo quản tài khoản, mật khẩu; thông báo kịp thời cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nếu tài khoản, mật khẩu bị mất, đánh cắp hoặc phát hiện có người sử dụng trái phép tài khoản.
Như vậy, tài khoản công bố thông tin của doanh nghiệp trên Cổng thông tin doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
- Thông tin về người đại diện theo pháp luật: Họ và tên, số chứng minh nhân dân/số thẻ căn cước công dân; số điện thoại; thư điện tử; chức vụ.
- Thông tin cơ bản về doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, thư điện tử, trang thông tin điện tử; cơ quan đại diện chủ sở hữu; tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thay đổi thông tin hộ chiếu của chủ tịch công ty hay không?
- Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng phải chịu là 5% hay 10% đối với thiết bị lắp đặt trong trường học?
- Trường hợp nào cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền?
- Điều chỉnh tiến độ không làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng có phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư không?
- Việc phân hạng nhà chung cư được thực hiện đối với từng tòa nhà chung cư dựa trên những cơ sở nào?