03 lưu ý quan trọng khi đăng ký xét tuyển bổ sung là gì? Các trường thực hiện xét tuyển bổ sung trong trường hợp nào?
Các trường thực hiện xét tuyển bổ sung trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 22 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT thì các trường sẽ căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học vào các ngành, chương trình đào tạo, hội đồng tuyển sinh để xem xét, quyết định xét tuyển các đợt bổ sung.
Như vậy, có thể hiểu trong trường trường hợp các ngành, chương trình đào tạo của trường chưa đủ chỉ tiêu thì các trường có thể tổ chức xét tuyển bổ sung.
03 lưu ý quan trọng khi đăng ký xét tuyển bổ sung là gì? (hình từ Internet)
03 lưu ý quan trọng khi đăng ký xét tuyển bổ sung là gì?
Khi thí sinh đăng ký xét tuyển bổ sung cần lưu ý 03 vấn đề sau:
01 - Thời gian tổ chức xét tuyển bổ sung và phương thức xét tuyển:
Theo Kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BGDĐT năm 2024 thì các trường sẽ thông báo tuyển sinh các đợt bổ sung từ ngày 28/8.
Kế hoạch xét tuyển bổ sung của các trường đại học kéo dài kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12.
Các trường sẽ công bố kế hoạch xét tuyển, phương thức xét tuyển và hình thức đăng ký xét tuyển các đợt bổ sung cụ thể.
Sau khi kết thúc mỗi đợt xét tuyển bổ sung các trường sẽ công bố điểm trúng tuyển (và các điều kiện, tiêu chí phụ nếu có) trên trang thông tin điện tử của trường trên trang thông tin điện tử của trường.
Do đó, thí sinh muốn đăng ký tham gia xét tuyển bổ sung đối với ngành, chương trình đào tạo trường nào thì theo dõi trên trang thông tin điện tử của trường đó để thực hiện theo đúng quy định.
02 - Điểm trúng tuyển của các đợt xét tuyển bổ sung:
Theo khoản 1 Điều 22 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT thì điều kiện xét tuyển đối với các ngành, chương trình đào tạo theo từng phương thức xét tuyển nhưng không thấp hơn điều kiện trúng tuyển đợt trước.
Do đó, thí sinh khi đăng ký xét tuyển bổ sung nên xem trước về mức điểm chuẩn đợt 1 của ngành, chương trình đào tạo mình dự định đăng ký và khoảng cách giữa điểm của bản thân và mức điểm chuẩn để đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
Ngoài ra, các trường sẽ tổ chức cho thí sinh tra cứu kết quả xét tuyển bổ sung, gửi giấy báo trúng tuyển và sẽ hướng dẫn cho thí sinh trúng tuyển nhập học.
03 - Những trường hợp được đăng ký xét tuyển bổ sung:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 và khoản 4 Điều 21 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.
Thí sinh lưu ý thuộc 03 trường hợp sau được đăng ký xét tuyển bổ sung:
(1) Thí sinh chưa trúng tuyển bất kỳ nguyện vọng nào.
(2) Thí sinh đã trúng tuyển nhưng chưa xác nhận nhập học vào bất cứ nơi nào.
(3) Thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo và được cơ sở đào tạo cho phép.
Thí sinh được bảo lưu kết quả trúng tuyển đợt xét tuyển bổ sung bao lâu nếu tham gia nghĩa vụ quân sự?
Căn cứ Điều 10 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT như sau:
Bảo lưu kết quả trúng tuyển
1. Thí sinh đã có giấy báo trúng tuyển được bảo lưu kết quả trúng tuyển trong những trường hợp sau:
a) Đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền;
b) Bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn nghiêm trọng không thể nhập học đúng hạn, có hồ sơ y tế và xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
2. Thí sinh thuộc diện quy định tại khoản 1 phải gửi đơn xin bảo lưu kèm theo giấy tờ minh chứng tới cơ sở đào tạo gọi nhập học. Thời gian tối đa được bảo lưu kết quả do cơ sở đào tạo quy định, nhưng không ít hơn 3 năm đối với người quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Ngay sau khi đủ điều kiện đi học trở lại, người được bảo lưu kết quả trúng tuyển phải thực hiện các thủ tục nhập học theo quy định của cơ sở đào tạo, trong đó phải cung cấp minh chứng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã được điều trị hồi phục. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thời gian bảo lưu từ 3 năm trở lên, cơ sở đào tạo xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị đại học để ôn tập trước khi vào học chính thức.
Như vậy, trường hợp thí sinh đã có giấy báo trúng tuyển đợt bổ sung nhưng phải tham gia nghĩa vụ quân sự ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền thì được bảo lưu kết quả trúng tuyển ít nhất 03 năm. Thời gian bảo lưu cụ thể do cơ sở đào tạo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?