02 mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất? Nội dung báo cáo?
02 mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT quy định như sau:
Áp dụng các Mẫu hồ sơ và Phụ lục
...
7. Đối với Mẫu báo cáo đánh giá:
a) Mẫu số 7A được sử dụng để lập báo cáo đánh giá E-HSDT theo quy trình 01 quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 của Thông tư này cho gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ;
b) Mẫu số 7B được sử dụng để lập báo cáo đánh giá E-HSDT theo quy trình 02 quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 của Thông tư này cho gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ;
c) Mẫu số 7C được sử dụng để lập báo cáo đánh giá E-HSDT cho gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ;
d) Mẫu số 7D được sử dụng để lập báo cáo đánh giá E-HSDT cho gói thầu dịch vụ tư vấn theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.
...
Theo đó, có 02 mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất đang được áp dụng hiện nay:
(1) Mẫu số 7A được ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT:
Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu quy trình 01 cho gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. Tải về
(2) Mẫu số 7B được ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT:
Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy trình 02 cho gói thầu dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. Tải về
02 mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất? (hình từ internet)
Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ phải nêu rõ những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ phải nêu rõ các nội dung sau đây:
- Kết quả đánh giá đối với từng hồ sơ dự thầu;
- Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;
- Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại nhà thầu;
- Tên nhà thầu được đề nghị trúng thầu, giá đề nghị trúng thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng;
- Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;
- Những nội dung của hồ sơ mời thầu không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc nội dung có thể dẫn đến cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có); đề xuất biện pháp xử lý;
- Những nội dung cần lưu ý (nếu có).
Nhà thầu có được nộp bổ sung hồ sơ dự thầu sau khi đóng thầu không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về việc làm rõ hồ sơ dự thầu như sau:
Làm rõ hồ sơ dự thầu
1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu về tư cách hợp lệ, hợp đồng tương tự, năng lực sản xuất, báo cáo tài chính, nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế, nhân sự, thiết bị thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm.
2. Trường hợp sau khi đóng thầu, nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh về tư cách hợp lệ, hợp đồng tương tự, năng lực sản xuất, báo cáo tài chính, nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế, tài liệu về nhân sự, thiết bị cụ thể đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu thì được gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ là một phần của hồ sơ dự thầu.
...
Như vậy, nhà thầu được phép nộp bổ sung hồ sơ dự thầu sau khi đóng thầu trong trường hợp sau khi đóng thầu, nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh về tư cách hợp lệ, hợp đồng tương tự, năng lực sản xuất, báo cáo tài chính, nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế, tài liệu về nhân sự, thiết bị cụ thể đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu.
Lưu ý: Hồ sơ dự thầu hoặc bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều không hợp lệ và không được xem xét, trừ tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, báo cáo tài chính, nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế, tài liệu về nhân sự, thiết bị cụ thể đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hợp đồng tương tự, năng lực sản xuất của nhà thầu. (điểm a khoản 3 Điều 26 Nghị định 24/2024/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?