Yếu tố có hại gây ra những nguy hiểm gì với người làm việc trong không gian hạn chế?

Các yếu tố có hại gây ra những nguy hiểm gì đối với người làm việc trong không gian hạn chế?

Các yếu tố có hại gây ra những nguy hiểm gì đối với người làm việc trong không gian hạn chế?

Tại tiểu mục 1.3.2 Mục 1 QCVN 34:2018/BLĐTBXH có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
1.3.2. Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong không gian hạn chế là những yếu tố có thể gây ra chết người, thương tích, mệt mỏi, suy nhược, bệnh nghề nghiệp (cấp tính hoặc mãn tính) cho con người nếu vào bên trong không gian hạn chế đó, bao gồm:
- Hàm lượng oxy trong không khí không đủ để cung cấp cho người vào làm việc bên trong (nhỏ hơn 19,5% so với thể tích bên trong không gian hạn chế);
- Không khí có chứa chất độc hoặc chất nguy hiểm có thể xâm nhập qua hệ hô hấp của con người (chất độc và chất nguy hiểm ở dạng khí, hơi hoặc bụi);
- Hóa chất có khả năng gây ra phơi nhiễm hóa chất do tiếp xúc qua da;
- Các chất dễ cháy nổ có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng, bụi, hơi hoặc khí nếu gặp nguồn nhiệt có thể gây cháy, nổ;
- Các dòng vật chất không mong muốn từ bên ngoài (rắn, bột, lỏng, khí, hơi) chảy vào không gian hạn chế nơi có người đang ở bên trong, do biện pháp ngăn cách, cô lập không đảm bảo;
- Tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép;
- Các bộ phận chuyển động và các vật có thể rơi gây va đập, thương tích cho người bên trong không gian hạn chế;
- Bức xạ tử ngoại;
- Bức xạ tia X;
- Bức xạ ion hóa;
- Các phần tử mang điện, nguồn điện thiếu kiểm soát dẫn đến điện giật;
- Khả năng nhìn của người lao động bị hạn chế;
- Biến dạng không gian gây mất an toàn;
- Vi sinh vật có hại.

Theo đó, các yếu tố có hại, nguy hiểm có thể khiến người làm việc trong không gian hạn chế bị mệt mỏi, suy nhược, thương tích, gây ra bệnh nghề nghiệp với mức độ cấp tính hoặc mãn tính, thậm chí có thể dẫn đến chết người.

Yếu tố có hại gây ra những nguy hiểm gì với người làm việc trong không gian hạn chế?

Yếu tố có hại gây ra những nguy hiểm gì với người làm việc trong không gian hạn chế?

Thế nào là không gian hạn chế?

Tại tiểu mục 1.3.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH có quy định như sau:

1.3. Giải thích từ ngữ
1.3.1. Không gian hạn chế là không gian có đầy đủ các đặc điểm sau:
1.3.1.1. Đủ lớn để chứa người lao động làm việc;
1.3.1.2. Về cơ bản không được thiết kế cho người vào làm việc thường xuyên;
1.3.1.3. Có một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại quy định tại mục 1.3.2 Quy chuẩn này;
1.3.1.4. Có một trong các hạn chế hoặc kết hợp các hạn chế sau:
- Hạn chế không gian, vị trí làm việc;
- Hạn chế việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài;
- Hạn chế lối vào, lối ra bởi vị trí hoặc kích thước (không thuận lợi cho việc thoát hiểm);
...

Như vậy, không gian hạn chế là không gian có đầy đủ các đặc điểm sau:

- Đủ lớn để chứa người lao động làm việc;

- Về cơ bản không được thiết kế cho người vào làm việc thường xuyên;

- Có một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại quy định tại mục 1.3.2 Quy chuẩn này;

- Có một trong các hạn chế hoặc kết hợp các hạn chế sau:

+ Hạn chế không gian, vị trí làm việc;

+ Hạn chế việc trao đổi không khí với môi trường bên ngoài;

+ Hạn chế lối vào, lối ra bởi vị trí hoặc kích thước (không thuận lợi cho việc thoát hiểm).

Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc liên quan đến không gian hạn chế phải gồm những nội dung nào?

Tại Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH có quy định như sau:

4. Các quy định khác
4.1. Giới hạn cho phép của không khí trong không gian hạn chế
- Lượng oxy trong không khí chiếm từ 19,5% đến 23,5% tính theo thể tích.
- Hàm lượng của các loại khí dễ cháy trong không gian hạn chế phải ít hơn 10% của giới hạn nổ dưới (Lower Explosive Limit) của khí dễ cháy.
- Hàm lượng của từng chất độc hại trong không khí trong không gian hạn chế không được vượt quá ngưỡng tiếp xúc cho phép.
4.2. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc liên quan đến không gian hạn chế phải có:
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;
- Các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại;
- Phương án triển khai công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động;
- Các yêu cầu khác nêu tại quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế.
4.3. Ứng cứu khẩn cấp
4.3.1. Những người được cử tham gia vào lực lượng ứng cứu trong không gian hạn chế phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động với nội dung quy định tại mục 4.2 Quy chuẩn này.
4.3.2. Người sử dụng lao động phải đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ cần thiết cho đội cứu nạn cứu hộ.

Như vậy, nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc liên quan đến không gian hạn chế phải có:

- Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;

- Các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại;

- Phương án triển khai công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động;

- Các yêu cầu khác nêu tại quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế.

Không gian hạn chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Yếu tố có hại gây ra những nguy hiểm gì với người làm việc trong không gian hạn chế?
Lao động tiền lương
Khi vào làm việc và ra khỏi không gian hạn chế thì phải đảm bảo tuân thủ những gì?
Lao động tiền lương
Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong không gian hạn chế là những yếu tố nào?
Lao động tiền lương
Lối vào không gian hạn chế phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
Lao động tiền lương
Công việc trong không gian hạn chế phải dừng lại trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Giới hạn cho phép của không khí trong không gian hạn chế là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Giấy phép vào không gian hạn chế gồm những nội dung gì?
Lao động tiền lương
Người được giao nhiệm vụ canh gác không gian hạn chế có những trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Người kiểm tra khí trong không gian hạn chế có những trách nhiệm gì?
Lao động tiền lương
Làm việc trong không gian hạn chế thì người vào trong không gian hạn chế có trách nhiệm như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Không gian hạn chế
522 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Không gian hạn chế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Không gian hạn chế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào