Ý nghĩa Ngày nhà giáo Việt Nam 20 11? Ngày 20 11 giáo viên có được nghỉ làm không?
Ý nghĩa Ngày nhà giáo Việt Nam 20 11?
Vào tháng 01/1946, tại Paris, tổ chức FISE (Liên hiệp Quốc tế các Công đoàn Giáo dục) đã ra đời.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên kết với FISE để tố cáo âm mưu xâm lược của đế quốc thực dân và đồng thời cũng giới thiệu thành tựu giáo dục cách mạng của nước ta.
Vào mùa xuân năm 1953, dưới sự chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tham gia hội nghị FISE tại Viên và trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, hội nghị FISE diễn ra tại Thủ đô Vacsava đã chọn ngày 20 11 làm Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Vào 20/11/1958, ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" đã được tổ chức lần đầu tại miền Bắc Việt Nam.
Đến ngày 28/9/1982, Chính phủ đã ban hành Quyết định 167-HĐBT năm 1982, chính thức xác định ngày 20 11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Từ đó, ngày này đã trở thành dịp để kỷ niệm, tôn vinh và tri ân những người làm công tác giáo dục.
Ngày nay, Ngày nhà giáo Việt Nam không chỉ đơn thuần là một ngày lễ kỷ niệm, mà còn mang trong mình nhiều ý nghĩa sâu sắc và giá trị văn hóa.
Đây là dịp để toàn xã hội tôn vinh những người thầy, người cô – những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Họ là những người đã không ngừng nỗ lực, cống hiến trí tuệ và tâm huyết để giúp học sinh, sinh viên phát triển toàn diện về cả kiến thức lẫn nhân cách.
Ngày 20 tháng 11 cũng là cơ hội để học sinh, sinh viên thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô của mình. Những bó hoa tươi thắm, những lời chúc tốt đẹp hay những món quà nhỏ đều mang trong mình thông điệp tri ân sâu sắc.
Ngoài ra, ngày Nhà giáo Việt Nam còn mang ý nghĩa khơi dậy niềm tự hào về truyền thống hiếu học của dân tộc. Việt Nam có một lịch sử lâu dài về tôn sư trọng đạo, và ngày này là dịp để nhắc nhở mỗi người về giá trị của tri thức và sự học, khuyến khích học sinh - sinh viên tiếp tục phấn đấu học tập, rèn luyện bản thân, không chỉ vì bản thân mà còn vì tương lai của đất nước.
*Thông tin mang tính chất tham khảo.
Ý nghĩa Ngày nhà giáo Việt Nam 20 11? Ngày 20 11 giáo viên có được nghỉ làm không?
Giáo viên có được nghỉ làm ngày 20 11 không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
...
Như vậy, giáo viên là viên chức sẽ có số ngày nghỉ phép năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, ngày 20 11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam không phải là ngày nghỉ lễ, tết theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, tại Điều 4 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 có quy định:
Điều 4.- Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.
Do đó, giáo viên sẽ được nghỉ vào ngày 20 11 khi thuộc các trường hợp sau đây:
- Sử dụng phép năm để nghỉ vào ngày 20 11 (Điều 113 Bộ luật Lao động 2019).
- Nghỉ việc riêng có hương lương hoặc không hưởng lương (Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
- Nghỉ hằng tuần nếu ngày 20 11 là ngày nghỉ hằng tuần của giáo viên (Điều 111 Bộ luật Lao động 2019).
- Nghỉ theo sự sắp xếp của nhà trường để tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương (Điều 4 Quyết định 167-HĐBT năm 1982)
Giáo viên có bao nhiêu ngày phép năm?
Cụ thể tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Như vậy, nếu giáo viên có thời gian làm việc tại trường đủ 12 tháng trong năm thì sẽ có 12 ngày nghỉ phép tương ứng.
Trường hợp chưa làm đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Ngoài ra, giáo viên sẽ được tăng số ngày nghỉ phép năm theo thâm niên làm việc (Điều 114 Bộ luật Lao động 2019).
Lưu ý: Ngoài các quy định trên thì tại khoản 3 Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi có quy định khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) có quy định cụ thể về việc bố trí các ngày nghỉ cho giáo viên như sau:
- Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động 2019), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
- Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Nhà trường sẽ căn cứ vào kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường mà Hiệu trưởng sẽ bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?