Xuất khẩu lao động Hàn Quốc E9 là gì?
Xuất khẩu lao động Hàn Quốc E9 là gì?
- Xuất khẩu lao động Hàn Quốc E9 là diện visa dành cho người lao động phổ thông tại Hàn theo chương trình EPS (Employment Permit System) được cấp bởi Chính phủ Hàn Quốc. Visa này cho phép các công dân từ nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc.
- Để được cấp visa E9 thì cần đáp ứng những điều kiện cơ bản sau đây:
+ Từ 18 – 39 tuổi;
+ Tốt nghiệp các bậc THCS, THPT, Trung cấp/Cao đẳng tùy theo tính chất của công việc và yêu cầu của mỗi công ty);
+ Có chứng chỉ EPS – TOPIK (KLPT);
+ Người lao động không có tiền án tiền sự;
+ Không có người thân (chung hộ khẩu) sinh sống bất hợp pháp tại Hàn Quốc;
+ Không bị cấm xuất cảnh tại Việt Nam hay cấm nhập cảnh vào Hàn Quốc.
- Thời hạn lưu trú diện visa E9 là 4 năm 10 tháng và người lao động được phép ở lại tối đa là 9 năm 8 tháng (trước đây được quy định là 14 năm 6 tháng). Đối với những người lao động đã gia hạn từ 9 năm 8 tháng trở lên và vượt qua được kỳ thi tiếng Hàn sẽ được tái nhập cảnh theo diện người lao động trung thành tại Hàn Quốc.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Xuất khẩu lao động Hàn Quốc E9 là gì? (Hình từ Internet)
Có phải đóng BHXH ở cả Việt Nam và nước làm việc khi đi xuất khẩu lao động không?
Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:
...
g) Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
...
Theo đó, người lao động khi đi xuất khẩu lao động đã đóng bảo hiểm xã hội ở nước tiếp nhận lao động thì không phải đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam và ngược lại nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Mức đóng BHXH đối với người đi xuất khẩu lao động là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
2. Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.
...
Theo đó, mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người đi xuất khẩu lao động được quy định cụ thể như sau:
- Đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Mức đóng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
- Đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Mức đóng bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?