Xếp loại chất lượng công chức Bộ Giáo dục và Đào tạo ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ khi nào?
Xếp loại chất lượng công chức Bộ Giáo dục và Đào tạo ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ khi nào?
Căn cứ tại Điều 16 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 3277/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định:
Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ
1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không đạt các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 6 Quy chế này và có thái độ tốt khi phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
b) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không đạt các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 6 Quy chế này;
b) Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả;
c) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các đơn vị, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng;
d) 100% đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Theo đó, xếp loại chất lượng công chức Bộ Giáo dục và Đào tạo không giữ chức vụ lãnh đạo ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ khi không đạt các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng đạt được tất cả các tiêu chí sau đây:
- Chính trị tư tưởng;
- Đạo đức, lối sống;
- Tác phong, lề lối làm việc;
- Ý thức tổ chức kỷ luật;
- Có thái độ tốt khi phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
- Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Giáo dục và Đào tạo qua những tiêu chí chung nào?
Ai có thẩm quyền đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 3277/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định:
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng
1. Đối với đơn vị
Người đứng đầu đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng các đơn vị cấu thành của đơn vị mình (nếu có).
2. Đối với công chức
a) Bộ trưởng thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đối với Thứ trưởng và người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ.
b) Người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý.
...
Theo đó, thẩm quyền đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Giáo dục và Đào tạo là:
- Bộ trưởng thực hiện việc đánh giá xếp loại chất lượng đối với Thứ trưởng và người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ.
- Người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ thực hiện việc đánh giá xếp loại chất lượng công chức đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý.
Tại thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng, công chức Bộ Giáo dục và Đào tạo vắng mặt thì phải có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 3277/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định:
Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm
...
2. Căn cứ tình hình thực tiễn của đơn vị, tập thể lãnh đạo đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp (nơi không có cấp ủy thì thống nhất với chi bộ) về việc kết hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại chất lượng trong đơn vị mình, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, tránh hình thức.
3. Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp công chức, viên chức vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì công chức, viên chức phải có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, xếp loại chất lượng và nhận mức đánh giá, xếp loại chất lượng theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
Theo đó, tại thời điểm đánh giá xếp loại chất lượng, trường hợp công chức Bộ Giáo dục và Đào tạo vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì phải có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá xếp loại chất lượng và nhận mức đánh giá xếp loại chất lượng theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá xếp loại chất lượng theo quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?