Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định điều động, luân chuyển công chức, viên chức nào?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do cơ quan nào bầu?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có hệ số lương là bao nhiêu?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định điều động, luân chuyển công chức, viên chức nào?
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do cơ quan nào bầu?
Căn cứ Điều 62 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
2. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định điều động, luân chuyển công chức, viên chức nào? (Hình từ Internet)
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có hệ số lương là bao nhiêu?
Căn cứ theo Mục II Bảng lương chức danh lãnh đạo ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 973/2015/UBTVQH13) quy định hệ số lương như sau:
Như vậy, theo quy định trên, thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 2 bậc hệ số lương là: 10,40 và 11,00.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Theo Điều 63 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với Viện kiểm sát nhân dân.
- Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
- Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền.
- Kiến nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
- Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tổng kết kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân.
- Tham dự các phiên họp của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.
- Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
- Chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định điều động, luân chuyển công chức, viên chức nào?
Căn cứ Điều 60 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Điều động, luân chuyển, biệt phái công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định:
a) Điều động, luân chuyển công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân. Khi cần thiết thì điều động, luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Biệt phái công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân đến làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định điều động, luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định:
a) Điều động, luân chuyển Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát quân sự không cùng quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Biệt phái Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức của Viện kiểm sát quân sự đến làm việc ở cơ quan nhà nước hoặc đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
4. Tư lệnh quân khu và tương đương quyết định điều động, luân chuyển Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, quân nhân khác, công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát quân sự trực thuộc quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền quyết định điều động, luân chuyển công chức, viên chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân.
Khi cần thiết thì điều động, luân chuyển công chức giữa các Viện kiểm sát nhân dân trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?