Viện kiểm sát nhân dân là gì? Có nhiệm vụ gì? Làm trong Viện kiểm sát thì có thể đạt các danh hiệu thi đua cá nhân nào?
Viện kiểm sát nhân dân là gì? Có nhiệm vụ gì?
Theo Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định:
Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Theo đó Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ:
- Bảo vệ Hiến pháp và pháp luật;
- Bảo vệ quyền con người, quyền công dân;
- Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa;
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
- Góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Viện kiểm sát nhân dân là gì? Có nhiệm vụ gì? Làm trong Viện kiểm sát thì có thể đạt các danh hiệu thi đua cá nhân nào? (Hình từ Internet)
Làm trong Viện kiểm sát thì có thể đạt các danh hiệu thi đua cá nhân nào?
Theo đó Điều 11 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC quy định:
Danh hiệu thi đua
1. Đối với cá nhân:
a) “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”;
b) “Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”;
c) “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
d) “Lao động tiên tiến”.
2. Đối với tập thể:
a) “Cờ thi đua của Chính phủ”;
b) “Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân”;
c) “Tập thể lao động xuất sắc”;
d) “Tập thể lao động tiên tiến”.
Theo đó nếu làm trong Viện kiểm sát cá nhân có thể đạt được những danh hiệu thi đua như: Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân; Chiến sĩ thi đua cơ sở; Lao động tiên tiến.
Mục tiêu của thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân là gì?
Theo Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC quy định thì mục tiêu của thi đua khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân cụ thể như sau:
- Mục tiêu của thi đua là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi tập thể, cá nhân đang công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong công cuộc bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
- Mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên tập thể, cá nhân đang công tác trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của tập thể, cá nhân trong công cuộc bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Khuyến khích, động viên tập thể, cá nhân ngoài hệ thống Viện kiểm sát nhân dân có thành tích đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân.
Danh hiệu Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân xét tặng cho cá nhân đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Theo Điều 13 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC quy định:
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân” để xét tặng cho cá nhân đang công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 22 Luật Thi đua, khen thưởng và có tỷ lệ phiếu đồng ý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân từ 90% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản).
2. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân” được đề nghị xét tặng vào năm cá nhân có quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” lần thứ ba liên tiếp.
Theo đó để đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân cá nhân cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau;
- Cá nhân đang công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân
- Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 03 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;
- Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân.
- Có tỷ lệ phiếu đồng ý của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân từ 90% trở lên tính trên tổng số thành viên của Hội đồng
Nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng văn bản.
Lưu ý: Thông tư 02/2024/TT-VKSTC bắt đầu có hiệu lực từ 01/10/2024
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?