Viên chức quốc phòng được trả lại Chứng minh viên chức quốc phòng khi nào?

Tiến hành trả lại Chứng minh viên chức quốc phòng cho Viên chức quốc phòng khi nào?

Viên chức quốc phòng được trả lại Chứng minh viên chức quốc phòng khi nào?

Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 59/2016/NĐ-CP quy định:

Tạm giữ Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bị tạm giữ Chứng minh trong thời gian bị tạm giữ, bị tạm giam, chấp hành án phạt tù.
2. Trong thời gian quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bị tạm giữ Chứng minh, cơ quan tạm giữ Chứng minh cho phép quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được sử dụng Chứng minh của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
3. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được trả lại Chứng minh khi hết thời hạn bị tạm giữ, bị tạm giam, chấp hành xong án phạt tù nếu được tiếp tục phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

Theo đó, viên chức quốc phòng được trả lại Chứng minh viên chức quốc phòng khi hết thời hạn bị tạm giữ, bị tạm giam, chấp hành xong án phạt tù nếu được tiếp tục phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

Viên chức quốc phòng được trả lại Chứng minh viên chức quốc phòng khi nào?

Viên chức quốc phòng được trả lại Chứng minh viên chức quốc phòng khi nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc cấp Chứng minh viên chức quốc phòng là gì?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 218/2016/TT-BQP quy định:

Mục đích, nguyên tắc cấp, sử dụng Chứng minh và Thẻ
1. Mục đích sử dụng Chứng minh
a) Giấy chứng minh sĩ quan quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 130/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định về Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân (sau đây gọi chung là Nghị định số 130/2008/NĐ-CP);
b) Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng quy định tại Điều 3 Nghị định số 59/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là Nghị định số 59/2016/NĐ-CP).
2. Mục đích sử dụng Thẻ
a) Chứng minh người được cấp Thẻ là hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; sĩ quan dự bị; quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị của Quân đội nhân dân;
b) Phục vụ công tác quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; sĩ quan dự bị; quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị của Quân đội nhân dân.
3. Nguyên tắc cấp
a) Mỗi sĩ quan được cấp một Giấy chứng minh, có số hiệu riêng từ dữ liệu do Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị quản lý;
b) Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng quy định tại Điều 4 Nghị định số 59/2016/NĐ-CP;
c) Mỗi hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; sĩ quan dự bị; quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được cấp một Thẻ, có số hiệu riêng.

Theo đó, nguyên tắc cấp Chứng minh viên quốc phòng là:

Mỗi viên chức quốc phòng được cấp một Chứng minh, có số hiệu Chứng minh riêng từ dữ liệu do Bộ Quốc phòng quản lý.

Viên chức quốc phòng có trách nhiệm gì trong quản lý, sử dụng chứng minh viên chức quốc phòng?

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 59/2016/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm như sau:

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo xây dựng dữ liệu quản lý, bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất cho công tác quản lý Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng;
b) Quy định quy cách, phôi, mẫu biểu, chất liệu Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng;
c) Kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có trách nhiệm:
a) Quản lý, sử dụng Chứng minh đúng mục đích quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
b) Xuất trình Chứng minh theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Khi xuất cảnh ra nước ngoài phải để Chứng minh tại đơn vị quản lý.
3. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm giám sát, phát hiện, phản ánh cho các đơn vị quân đội hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm trong việc quản lý, sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.

Theo đó ngoài việc không được thực hiện các hành vi bị cấm thì viên chức quốc phòng có trách nhiệm như sau:

- Viên chức quốc phòng phải quản lý, sử dụng Chứng minh đúng mục đích theo quy định pháp luật

- Xuất trình Chứng minh theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Khi viên chức quốc phòng xuất cảnh ra nước ngoài phải để Chứng minh tại đơn vị quản lý.

- Ngoài ra viên chức quốc phòng còn có trách nhiệm giám sát, phát hiện, phản ánh cho các đơn vị quân đội hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm trong việc quản lý, sử dụng Chứng minh viên chức quốc phòng.

Viên chức quốc phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Viên chức quốc phòng vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào?
Lao động tiền lương
Mức trợ cấp một lần cho thân nhân viên chức quốc phòng hy sinh là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Viên chức quốc phòng được khen thưởng khi nào?
Lao động tiền lương
Số ngày nghỉ phép đặc biệt tối đa mà viên chức quốc phòng có thể nghỉ là bao nhiêu ngày?
Lao động tiền lương
Viên chức quốc phòng được trả lại Chứng minh viên chức quốc phòng khi nào?
Lao động tiền lương
Viên chức quốc phòng đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên thì được ưu tiên nghỉ phép hằng năm thêm bao nhiêu ngày?
Lao động tiền lương
Chỉ huy cấp trung đoàn có quyền giải quyết cho viên chức quốc phòng nghỉ phép để kết hôn không?
Lao động tiền lương
Viên chức quốc phòng đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa thì được ưu tiên nghỉ phép hằng năm thêm bao nhiêu ngày?
Lao động tiền lương
Có được đình chỉ chế độ nghỉ của viên chức quốc phòng đang nghỉ hằng năm không?
Lao động tiền lương
Ai có quyền giải quyết cho viên chức quốc phòng nghỉ phép năm?
Đi đến trang Tìm kiếm - Viên chức quốc phòng
213 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viên chức quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào