Viên chức quốc phòng được trả lại Chứng minh viên chức quốc phòng khi nào?
Viên chức quốc phòng được trả lại Chứng minh viên chức quốc phòng khi nào?
Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 59/2016/NĐ-CP quy định:
Tạm giữ Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bị tạm giữ Chứng minh trong thời gian bị tạm giữ, bị tạm giam, chấp hành án phạt tù.
2. Trong thời gian quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng bị tạm giữ Chứng minh, cơ quan tạm giữ Chứng minh cho phép quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được sử dụng Chứng minh của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.
3. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được trả lại Chứng minh khi hết thời hạn bị tạm giữ, bị tạm giam, chấp hành xong án phạt tù nếu được tiếp tục phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Theo đó, viên chức quốc phòng được trả lại Chứng minh viên chức quốc phòng khi hết thời hạn bị tạm giữ, bị tạm giam, chấp hành xong án phạt tù nếu được tiếp tục phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Viên chức quốc phòng được trả lại Chứng minh viên chức quốc phòng khi nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc cấp Chứng minh viên chức quốc phòng là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 218/2016/TT-BQP quy định:
Mục đích, nguyên tắc cấp, sử dụng Chứng minh và Thẻ
1. Mục đích sử dụng Chứng minh
a) Giấy chứng minh sĩ quan quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 130/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định về Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân (sau đây gọi chung là Nghị định số 130/2008/NĐ-CP);
b) Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng quy định tại Điều 3 Nghị định số 59/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là Nghị định số 59/2016/NĐ-CP).
2. Mục đích sử dụng Thẻ
a) Chứng minh người được cấp Thẻ là hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; sĩ quan dự bị; quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị của Quân đội nhân dân;
b) Phục vụ công tác quản lý hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; sĩ quan dự bị; quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị của Quân đội nhân dân.
3. Nguyên tắc cấp
a) Mỗi sĩ quan được cấp một Giấy chứng minh, có số hiệu riêng từ dữ liệu do Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị quản lý;
b) Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng quy định tại Điều 4 Nghị định số 59/2016/NĐ-CP;
c) Mỗi hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; sĩ quan dự bị; quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được cấp một Thẻ, có số hiệu riêng.
Theo đó, nguyên tắc cấp Chứng minh viên quốc phòng là:
Mỗi viên chức quốc phòng được cấp một Chứng minh, có số hiệu Chứng minh riêng từ dữ liệu do Bộ Quốc phòng quản lý.
Viên chức quốc phòng có trách nhiệm gì trong quản lý, sử dụng chứng minh viên chức quốc phòng?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 59/2016/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo xây dựng dữ liệu quản lý, bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất cho công tác quản lý Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng;
b) Quy định quy cách, phôi, mẫu biểu, chất liệu Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng;
c) Kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có trách nhiệm:
a) Quản lý, sử dụng Chứng minh đúng mục đích quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
b) Xuất trình Chứng minh theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Khi xuất cảnh ra nước ngoài phải để Chứng minh tại đơn vị quản lý.
3. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm giám sát, phát hiện, phản ánh cho các đơn vị quân đội hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm trong việc quản lý, sử dụng Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
Theo đó ngoài việc không được thực hiện các hành vi bị cấm thì viên chức quốc phòng có trách nhiệm như sau:
- Viên chức quốc phòng phải quản lý, sử dụng Chứng minh đúng mục đích theo quy định pháp luật
- Xuất trình Chứng minh theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Khi viên chức quốc phòng xuất cảnh ra nước ngoài phải để Chứng minh tại đơn vị quản lý.
- Ngoài ra viên chức quốc phòng còn có trách nhiệm giám sát, phát hiện, phản ánh cho các đơn vị quân đội hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm trong việc quản lý, sử dụng Chứng minh viên chức quốc phòng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?