Viên chức quản lý được xem xét miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Viên chức quản lý được xem xét miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định:
Miễn nhiệm đối với viên chức quản lý
1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
c) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
d) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
đ) Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
...
Như vậy, việc xem xét miễn nhiệm đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ 02 năm liên tiếp;
- Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức mà do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
- Có 02 lần bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
- Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
Viên chức quản lý được xem xét miễn nhiệm trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Quy trình xem xét miễn nhiệm viên chức quản lý được thực hiện như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 55 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định:
Miễn nhiệm đối với viên chức quản lý
1. Việc xem xét miễn nhiệm đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
c) Bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo hai lần trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
d) Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Đảng về bảo vệ chính trị nội bộ;
đ) Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật.
2. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với viên chức quản lý
a) Khi có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với viên chức quản lý quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức hoặc bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
b) Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định miễn nhiệm đối với viên chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
...
Như vậy, việc xem xét miễn nhiệm viên chức quản lý được thực hiện theo quy trình sau đây:
(1) Khi đã có đủ căn cứ miễn nhiệm đối với viên chức quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, người đứng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức hoặc bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
(2) Chậm nhất sau thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất việc miễn nhiệm, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín cho việc miễn nhiên viên chức quản lý.
Quyết định miễn nhiệm viên chức sẽ phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trong trường hợp đạt tỷ lệ 50% thì việc miễn nhiệm do người đứng đầu quyết định.
Viên chức quản lý sau khi bị miễn nhiệm thì được bố trí công việc như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 55 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định:
Miễn nhiệm đối với viên chức quản lý
...
3. Viên chức quản lý sau khi bị miễn nhiệm, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bố trí công tác phù hợp; viên chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền. Trường hợp viên chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liên tiếp thì đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
4. Hồ sơ xem xét miễn nhiệm viên chức quản lý thực hiện như quy định tại khoản 5 Điều 54 Nghị định này.
Như vậy, viên chức quản lý sau khi bị miễn nhiệm sẽ được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bố trí công tác phù hợp; viên chức có trách nhiệm chấp hành quyết định phân công của cấp có thẩm quyền.
Trong trường hợp viên chức bị miễn nhiệm do xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ 02 năm liên tiếp thì đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền cho thôi việc theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?