Viên chức nữ sinh con thứ ba có bị phía công đoàn xử lý kỷ luật không? Viên chức nữ sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không?
Viên chức là ai?
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (theo Điều 2 Luật Viên chức 2010).
Trong đó:
- Vị trí việc làm: Là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. (căn cứ Điều 7 Luật Viên chức 2010).
- Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước (theo Điều 9 Luật Viên chức 2010).
- Chế độ hợp đồng: Hiện nay, viên chức được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc: hợp đồng làm việc không xác định thời hạn và hợp đồng làm việc xác định thời hạn. (Căn cứ theo Điều 25 Luật Viên chức 2010)
Như vậy, những đối tượng đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được coi là viên chức.
Viên chức nữ sinh con thứ ba có bị phía công đoàn xử lý kỷ luật không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP) quy định về những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con như sau:
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP)
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
+ Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống
- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Theo đó, khi thuộc các trường hợp trên thì sẽ không bị xử lý kỷ luật khi sinh con thứ 3.
Còn ngược lại, viên chức nữ đó thuộc một trong những hành vi bị xử lý kỷ luật thì theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP sẽ bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
Tuy nhiên, về phía công đoàn thì hiện nay không có bất cứ quy định pháp luật nào hạn chế việc sinh con của người lao động nên người lao động sẽ không bị kỷ luật theo công đoàn.
Bên cạnh đó, bạn cần phải lưu ý về nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc có quy định về vấn đề xử phạt viên chức nữ sinh con thứ 3 hay không.
Viên chức nữ sinh con thứ ba có bị phía công đoàn xử lý kỷ luật không? (Hình ảnh từ Internet)
Viên chức nữ sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản không?
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Như vậy, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản không giới hạn về số con mà người mẹ được hưởng chế độ thai sản.
Theo đó, nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện nêu trên thì bạn đủ điều kiện hưởng thai sản, không phân biệt việc bạn sinh con thứ mấy.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?