Viên chức không được làm quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?

Tôi là giáo viên trường công, tôi và chồng tôi dự định thành lập công ty TNHH MTV. Cho tôi hỏi là tôi có được tham gia quản lý công ty hay không? Câu hỏi của chị Hằng (Đà Lạt).

Viên chức có quyền gì về hoạt động nghề nghiệp?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Viên chức 2010 có quy định như sau:

Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp
1. Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
4. Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
5. Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
6. Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.
7. Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi là giáo viên trong đơn vị sự nghiệp công lập, giáo viên sẽ được hưởng các quyền trong hoạt động nghề nghiệp của mình theo như quy định pháp luật.

Viên chức có được làm quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không?

Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp (Hình từ Internet)

Viên chức có được làm quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không?

Căn cứ Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp như sau:

Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
..."

Căn cứ Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn
1. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
a) Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.

Theo đó, viên chức không được tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp Đồng thời, viên chức không được tham gia quản lý điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã.

Ngoài thành lập doanh nghiệp, viên chức không được làm những công việc nào?

Căn cứ Điều 19 Luật Viên chức 2010 quy định những việc viên chức không được làm như sau:

Những việc viên chức không được làm
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ngoài việc không được tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp thì viên chức cũng không được thực hiện các việc theo quy định trên. Điều này nhằm tăng sự minh bạch, công bằng xã hội.

Viên chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Viên chức 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ có bắt buộc bị buộc thôi việc hay không?
Lao động tiền lương
06 việc viên chức không được làm là gì?
Lao động tiền lương
Viên chức được hưởng lương từ đơn vị sự nghiệp công lập có đúng không?
Lao động tiền lương
Nghĩa vụ chung của viên chức là gì?
Lao động tiền lương
Viên chức không được làm quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?
Lao động tiền lương
Viên chức phải đóng những loại bảo hiểm nào? Mức đóng bảo hiểm của viên chức là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Viên chức chuyển sang công chức có phải sát hạch không?
Lao động tiền lương
Khi nào viên chức được tiếp nhận vào làm công chức? Phân biệt công chức và viên chức?
Lao động tiền lương
Lương của viên chức chuyên ngành thể dục thể thao hiện nay được tính như thế nào?
Lao động tiền lương
Viên chức có xung đột lợi ích có thể bị đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Viên chức
1,264 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Viên chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Viên chức

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Click để xem toàn bộ văn bản quy định về Mã số doanh nghiệp Tổng hợp văn bản quy định về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Danh mục văn bản quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức Công ty cổ phần: Tổng hợp văn bản về thành lập và tổ chức hoạt động Tất tần tật văn bản hướng dẫn thành lập, hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào