Viên chức hộ sinh đang giữ ngạch hộ sinh chính theo Thông tư 06/2011/TT-BNV có được bổ nhiệm lên viên chức hộ sinh hạng 2 không?
- Viên chức hộ sinh đang giữ ngạch hộ sinh chính theo Thông tư 06/2011/TT-BNV có được bổ nhiệm lên viên chức hộ sinh hạng 2 không?
- Viên chức hộ sinh hạng 2 phải thực hiện những công việc gì trong quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp?
- Việc chuyển xếp lương đối với viên chức đang giữ ngạch hộ sinh chính được bổ nhiệm lên viên chức hộ sinh hạng 2 được quy định như thế nào?
Viên chức hộ sinh đang giữ ngạch hộ sinh chính theo Thông tư 06/2011/TT-BNV có được bổ nhiệm lên viên chức hộ sinh hạng 2 không?
Tại khoản 2 Điều 14 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV có quy định:
Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp
...
2. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch hộ sinh theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BNV ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số ngạch viên chức hộ sinh, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh quy định tại Thông tư liên tịch này, như sau:
a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II (mã số V.08.06.14) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch hộ sinh chính (mã số ngạch 16.294).
b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III (mã số V.08.06.15) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch hộ sinh (mã số 16.295).
c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV (mã số V.08.06.16) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch hộ sinh cao đẳng (mã số ngạch 16.296) và ngạch hộ sinh trung cấp (mã số ngạch 16.297).
Như vậy, viên chức hiện đang giữ chức danh hộ sinh chính theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BNV sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng 2.
Viên chức hộ sinh đang giữ ngạch hộ sinh chính theo Thông tư 06/2011/TT-BNV có được bổ nhiệm lên viên chức hộ sinh hạng 2 không? (Hình từ Internet)
Viên chức hộ sinh hạng 2 phải thực hiện những công việc gì trong quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp?
Tại điểm g khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV có quy định:
Hộ sinh hạng II - Mã số: V.08.06.14
1. Nhiệm vụ:
..
g) Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp:
Chủ trì, tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức hộ sinh;
Chủ trì và tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;
Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên môn hộ sinh.
Như vậy, viên chức hộ sinh hạng 2 phải đảm bảo hoàn thành tốt 03 công việc nêu trên trong quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp
Việc chuyển xếp lương đối với viên chức đang giữ ngạch hộ sinh chính được bổ nhiệm lên viên chức hộ sinh hạng 2 được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV, việc chuyển xếp lương đối với viên chức đang giữ ngạch hộ sinh chính được bổ nhiệm lên viên chức hộ sinh hạng 2 được thực hiện như sau:
- Trường hợp viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y quy định tại Thông tư liên tịch này có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm
- Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng khi được tuyển dụng đã xếp lương ở viên chức loại A0 theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP , nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV (mã số V.08.05.13), chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV (mã số V.08.06.16), chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV (mã số V.08.07.19) thì việc xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp bổ nhiệm được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định (trừ thời gian tập sự) như sau:
Tính từ bậc 2 của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm, cứ sau thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) được xếp lên 01 bậc lương (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn). Trường hợp trong thời gian công tác có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật thì bị kéo dài thêm theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên.
Sau khi chuyển xếp lương vào chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm theo quy định trên, nếu hệ số lương được xếp ở chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn hệ số lương đã hưởng ở ngạch cũ thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu được hưởng trong suốt thời gian viên chức xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hạng IV.
Sau đó, nếu viên chức được thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào chức danh được bổ nhiệm khi thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở chức danh nghề nghiệp mới.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?