Viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ được xếp loại chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ 02 năm liên tiếp thì xử lý ra sao?
- Viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ 02 năm liên tiếp thì xử lý ra sao?
- Viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ khi nào?
- Ai có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ?
Viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ 02 năm liên tiếp thì xử lý ra sao?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 33 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BKHCN năm 2020 quy định như sau:
Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng
1. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với công chức, viên chức.
2. Công chức có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì đơn vị có thẩm quyền giải quyết cho thôi việc.
3. Viên chức có 02 năm liên tiếp được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.
...
Theo đó, khi viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ có 02 năm liên tiếp được đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.
Viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ được xếp loại chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ 02 năm liên tiếp thì xử lý ra sao? (Hình từ Internet)
Viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ khi nào?
Căn cứ theo Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BKHCN năm 2020, viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ khi có một trong các tiêu chí sau:
- Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:
+ Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
+ Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
+ Có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
- Đối với viên chức quản lý:
+ Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
+ Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
+ Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ.
+ Đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
+ Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu tín nhiệm theo quy định trong năm đánh giá.
Ai có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ?
Căn cứ theo Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 3012/QĐ-BKHCN năm 2020, thẩm quyền xếp loại viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ được quy định như sau:
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ:
+ Quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ sau khi có ý kiến nhận xét, đánh giá của Thứ trưởng được phân công phụ trách;
+ Ủy quyền, phân cấp cho người người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cấp phó của người đứng đầu đơn vị.
- Người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ có tư cách pháp nhân, có đơn vị trực thuộc: nhận xét, đánh giá và xếp loại chất lượng đối với cấp phó của mình và người đứng đầu các đơn vị trực thuộc;
- Người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ có tư cách pháp nhân, không có đơn vị trực thuộc: trực tiếp nhận xét, đánh giá và xếp loại chất lượng đối với cấp phó của mình và viên chức trong đơn vị.
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ: có trách nhiệm nhận xét, đánh giá và quyết định hoặc có văn bản đề nghị người có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định xếp loại chất lượng đối với cấp phó của mình.
- Cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ có tư cách pháp nhân, có đơn vị trực thuộc: nhận xét, đánh giá đối với người đứng đầu các đơn vị trực thuộc được phân công phụ trách trước khi người đứng đầu xem xét, quyết định xếp loại chất lượng;
- Người đứng đầu đơn vị thuộc Bộ không có tư cách pháp nhân: trực tiếp nhận xét, đánh giá và xếp loại chất lượng đối với cấp phó của mình, người đứng đầu các đơn vị trực thuộc và viên chức thuộc đơn vị;
- Người đứng đầu cấp phòng và tương đương của đơn vị thuộc Bộ: giúp thủ trưởng đơn vị nhận xét, đánh giá cấp phó của mình và viên chức trong phòng về những nội dung do phòng chỉ đạo, theo dõi; báo cáo người đứng đầu cấp trên trực tiếp để xem xét, quyết định xếp loại chất lượng.











- Thống nhất toàn bộ mức lương mới của CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng cao hay thấp hơn tiền lương hiện hưởng?
- Kỷ niệm lần đầu tiên ngày Quốc tế Lao động khi nào? Người lao động có được nghỉ vào ngày Quốc tế Lao động hay không?
- Quyết định ngừng áp dụng lương cơ sở, thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm 03 khoản tiền được thực hiện vào thời gian nào theo đề xuất?
- Đã có toàn bộ danh sách sáp nhập xã, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết 25/NQ-HĐND năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể thế nào?
- Chính thức cán bộ công chức phải nghỉ thôi việc trong 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy hưởng trợ cấp bao nhiêu theo Nghị định 178 được sửa đổi bổ sung?