Viên chức bị tai nạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải thông báo trước không?
Viên chức bị tai nạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà không phải thông báo trước không?
Căn cứ theo khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Luật Viên chức 2010 quy định:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
...
4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.
Chiếu theo quy định trên, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước thời gian cụ thể như sau:
Đối với hợp đồng không xác định thời hạn:
- Thông báo trước ít nhất 45 ngày.
- Nếu viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị liên tục 06 tháng, thì chỉ cần thông báo trước ít nhất 03 ngày.
Đối với hợp đồng xác định thời hạn:
- Các trường hợp phải thông báo trước ít nhất 03 ngày:
+ Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
+ Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
+ Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
+ Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
+ Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục
- Trường hợp phải báo trước 30 ngày:
+ Bản thân viên chức hoặc gia đình viên chức thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Như vậy, trường hợp viên chức bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, tuy nhiên viên chức vẫn phải thực hiện việc thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ít nhất trước 03 ngày khi có nhu cầu chấm dứt hợp đồng (áp dụng cho cả hợp đồng xác định thời hạn và hợp đồng không xác định thời hạn).
Viên chức bị tai nạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà không phải thông báo trước không?
Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không tuân thủ thời hạn thông báo trước bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Viên chức 2010 cũng có quy định:
Chế độ thôi việc
...
2. Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bị buộc thôi việc;
b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;
c) Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này.
Như vậy, trường hợp viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không tuân thủ thời hạn thông báo trước sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Đối tượng nào được xem là viên chức?
Căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo đó, công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật thì được xem là viên chức.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chốt lịch chi trả lương hưu tháng 1, tháng 2/2025 nhận gộp vào ngày nào?
- Từ 07/01/2025 chính sách cải cách tiền lương được thực hiện theo Nghị quyết 161 của Quốc hội thế nào?
- Toàn bộ bảng lương CBCCVC và LLVT chính thức thay đổi do bãi bỏ mức lương cơ sở khi xây dựng chính sách tiền lương mới đúng không?
- Chính thức chốt tăng lương trong 05 bảng lương của cán bộ công chức viên chức được đề xuất trong trường hợp nào?