Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Nguyên tắc thực hiện việc thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức là gì?

Các chức danh nghề nghiệp viên chức hiện nay là gì?

Căn cứ tại Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định:

Chức danh nghề nghiệp viên chức
1. Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm các nội dung sau:
a) Tên của chức danh nghề nghiệp;
b) Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
c) Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp hạng I;
b) Chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Chức danh nghề nghiệp hạng III;
d) Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
đ) Chức danh nghề nghiệp hạng V.

Như vậy, các chức danh nghề nghiệp viên chức hiện nay bao gồm:

- Chức danh nghề nghiệp hạng 1;

- Chức danh nghề nghiệp hạng 2;

- Chức danh nghề nghiệp hạng 3;

- Chức danh nghề nghiệp hạng 4;

- Chức danh nghề nghiệp hạng 5.

Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Chế độ tập sự” là các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc;
2. “Thay đổi chức danh nghề nghiệp” là việc viên chức được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đang đảm nhiệm;
3. “Hạng chức danh nghề nghiệp” là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp;
4. “Thăng hạng chức danh nghề nghiệp” là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp.

Theo đó, thay đổi chức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đang đảm nhiệm.

Căn cứ tại Điều 31 Luật Viên chức 2010 quy định:

Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp
1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;
b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.
2. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể quy trình, thủ tục thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức, phân công, phân cấp việc tổ chức thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức chủ trì, phối hợp với Bộ Nội Vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp; điều kiện thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.

Theo đó, việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.

Nội dung quản lý viên chức có bao gồm việc tổ chức thực hiện thay đổi chức danh nghề nghiệp không?

Căn cứ tại Điều 61 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định:

Nội dung quản lý viên chức
1. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức.
2. Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, xác định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc tương ứng.
3. Tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc, bố trí, phân công nhiệm vụ, biệt phái, kiểm tra và đánh giá viên chức.
4. Tổ chức thực hiện thay đổi chức danh nghề nghiệp.
5. Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.
6. Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với viên chức.
7. Tổ chức thực hiện việc khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức.
8. Giải quyết thôi việc và nghỉ hưu đối với viên chức.
9. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và quản lý hồ sơ viên chức.
10. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành quy định của pháp luật về viên chức.
11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức.

Theo đó, nội dung quản lý viên chức có bao gồm về việc tổ chức thực hiện thay đổi chức danh nghề nghiệp.

Chức danh nghề nghiệp viên chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Lao động tiền lương
Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thực hiện tối đa bao lâu?
Lao động tiền lương
Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện thông qua hình thức nào?
Lao động tiền lương
Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức gồm những nội dung gì?
Lao động tiền lương
Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin là gì?
Lao động tiền lương
Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Lao động tiền lương
Có mấy chức danh nghề nghiệp viên chức phóng viên theo quy định hiện nay?
Lao động tiền lương
Bố trí, phân công công tác đối với viên chức được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Có mấy trường hợp thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức?
Lao động tiền lương
Có bao nhiêu chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản học viên của cơ sở cai nghiện ma túy công lập?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chức danh nghề nghiệp viên chức
85 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chức danh nghề nghiệp viên chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chức danh nghề nghiệp viên chức

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất Danh mục văn bản quy định về thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào