Việc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý với nguồn nhân sự từ nơi khác được thực hiện như thế nào?
Việc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý với nguồn nhân sự từ nơi khác được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 51 Luật Cán bộ, công chức 2008 được hướng dẫn bởi khoản 3 Điều 46 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định:
Trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành, địa phương
...
3. Thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:
a) Trường hợp nhân sự do cơ quan, tổ chức đề xuất thì tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thảo luận, thống nhất về chủ trương và tiến hành một số công việc sau:
Gặp nhân sự được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm đang công tác về chủ trương điều động; lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức đối với nhân sự; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch.
Thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.
b) Trường hợp nhân sự do cơ quan cấp trên có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan, tổ chức thì cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan cấp trên có thẩm quyền dự kiến điều động, bổ nhiệm tiến hành một số công việc sau:
Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức tiếp nhận nhân sự về dự kiến điều động, bổ nhiệm.
Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch.
Gặp nhân sự được dự kiến điều động, bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự.
Ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.
...
Như vậy, việc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý với nguồn nhân sự từ nơi khác được thực hiện theo quy trình nêu trên.
Việc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý với nguồn nhân sự từ nơi khác được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý bao gồm những giấy tờ gì?
Tại Điều 48 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định:
Hồ sơ bổ nhiệm
Hồ sơ nhân sự bổ nhiệm phải được kê khai trung thực, chính xác, đầy đủ nội dung nêu tại các mục và phải được cấp có thẩm quyền xác nhận hoặc chứng thực theo quy định, bao gồm:
1. Tờ trình về việc bổ nhiệm do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ký (đối với trường hợp trình cấp trên có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm); hoặc do người đứng đầu cơ quan phụ trách về công tác tổ chức cán bộ ký (đối với trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định);
2. Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm;
3. Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cơ quan trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
4. Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất;
5. Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, về năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất;
6. Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú;
7. Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị;
8. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định;
9. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định;
10. Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
Như vậy, hồ sơ bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý bao gồm 10 loại giấy tờ nêu trên.
Thẩm quyền bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý thuộc về ai?
Tại khoản 2 Điều 44 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định:
Thẩm quyền bổ nhiệm
1. Đối với các chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ.
2. Đối với các chức vụ lãnh đạo, quản lý khác, thẩm quyền bổ nhiệm thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của cấp ủy đảng các cấp.
Như vậy, thẩm quyền bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của cấp ủy đảng các cấp.
Hết thời hạn bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý chưa được xem xét kéo dài thời hạn trong trường hợp nào?
Công chức giữ chức vụ quản lý sau khi bị miễn nhiệm sẽ được bố trí công việc như thế nào?
Công chức giữ chức vụ quản lý chưa được xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ trong trường hợp nào?
Công chức giữ chức vụ quản lý sau khi bị miễn nhiệm có được xin nghỉ hưu?
Công chức giữ chức vụ quản lý sau khi từ chức có được xin nghỉ hưu?
Việc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ quản lý với nguồn nhân sự từ nơi khác được thực hiện như thế nào?
Khi đơn từ chức chưa được duyệt thì công chức giữ chức vụ quản lý có phải tiếp tục thực hiện quyền hạn của mình không?
Thủ tục điều động công chức giữ chức vụ quản lý được thực hiện như thế nào?
Công chức được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý mà thời hạn mỗi lần bổ nhiệm dưới 05 năm phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm thế nào?
Công chức giữ chức vụ quản lý có được xin nghỉ việc sau khi bị miễn nhiệm không?
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?