Vị trí công tác nào thuộc lĩnh vực xây dựng phải định kỳ chuyển đổi theo Thông tư 08/2023/TT-BXD?
Vị trí công tác nào thuộc lĩnh vực xây dựng phải định kỳ chuyển đổi theo Thông tư 08/2023/TT-BXD?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BXD quy định về danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc, giải quyết công việc trong lĩnh vực xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, có quy định về việc vị trí công tác thuộc lĩnh vực xây dựng phải định kỳ chuyển đổi bao gồm:
Cấp giấy phép trong lĩnh vực xây dựng:
+ Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng; chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
+ Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng; cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam;
+ Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới công trình; cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo công trình; cấp giấy phép di dời công trình;
+ Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc; công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài hành nghề kiến trúc tại Việt Nam;
+ Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
+ Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp xây dựng;
+ Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
Thẩm định dự án xây dựng:
+ Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng điều chỉnh;
+ Thẩm định, thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở;
+ Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.
Quản lý quy hoạch xây dựng:
+ Thẩm định nhiệm vụ, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng;
+ Thẩm định đồ án, đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng.
Quản lý, giám sát chất lượng các công trình xây dựng:
+ Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng;
+ Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề nghị cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình xây dựng; cho ý kiến về các công trình hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp.
Thẩm định, lập kế hoạch, kiểm soát, giám sát, điều phối, đền bù, giải phóng mặt bằng.
Vị trí công tác nào thuộc lĩnh vực xây dựng phải định kỳ chuyển đổi theo Thông tư 08/2023/TT-BXD?
Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức ngành xây dựng là bao lâu?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 08/2023/TT-BXD quy định về danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc, giải quyết công việc trong lĩnh vực xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, có quy định về thời gian định kỳ phải chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức công tác tại các vị trí quy định tại Điều 2 và Điều 3 Thông tư này là từ đủ 03 năm đến 05 năm. Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm cấp có thẩm quyền ban hành văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với công chức, viên chức.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức theo Thông tư 08/2023/TT-BXD là từ đủ 03 năm đến 05 năm.
Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm cấp có thẩm quyền ban hành văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ đối với công chức, viên chức.
Khi nào bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi định kỳ vị trí công tác trong lĩnh vực xây dựng?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2023/TT-BXD quy định về danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc, giải quyết công việc trong lĩnh vực xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, như sau:
Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2023.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức phản ánh về Bộ Xây dựng để được hướng dẫn.
Như vậy, Thông tư 08/2023/TT-BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2023.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Xây dựng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?